8
1 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CITA 2015 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MULTIMEDIA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CƠ BẢN CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI MULTIMEDIA APPLICATIONS RESEARCH IN BASIC ENGLISH TEACHING AT THE COLLEGE OF COMMERCE Lê Nguyễn Kim Oanh Trường Cao đẳng Thương mại; Email: [email protected] Tóm tắt -Hiện nay, làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh là vấn đề mà các nhà giáo dục rất quan tâm. Bên cạnh chất lượng giảngviên, giáo trình, môi trường học tập, phương thức học của sinh viên…, trang thiết bị giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng nên được đề cập ở đây. Việc đổi mới thiết bị giảng dạy, việc tham gia hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ngoại ngữ. Để có một giờ giảng hiệu quả, sinh động, tạo hứng thú và khích lệ tính chủ động của người học, phương pháp giảng dạy có sử dụng “trò chơi học tập” được nhiều người quan tâm và sử dụng. Thông qua việc ứng dụng Multimedia vào soạn giảng các hoạt động hỗ trợ trong dạy và học, các trò chơi game, các mẫu chuyện vui, hay vài bài hát…, giảng viên có thể truyền đạt thông tin bài giảng đến người học một cách linh hoạt, sinh động nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu của bài học. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy rằng “Nghiên cứu ứng dụng Multimedia trong giảng dạy tiếng Anh Cơ bản bậc Cao đẳng tại trường Cao đẳng Thương mạinhằm góp phần tạo ra một môi trường học tập tiếng Anh năng động, thu hút và hiệu quả là một điều thiết thực. Từ khóa -hứng thú, khích lệ, ứng dụng Multimedia, hoạt động hỗ trợ trong dạy và học Abstract- Currently, how to improve the effectiveness of teaching and learning English is the problem that educators are interested. Besides lecturers’ quality, curriculum, learning environment, students’ learning methods..., teaching equipment is one of the important factors that should be mentioned here. The innovative training equipment, supporting the participation of the modern equipment will contribute to improving the quality of teaching and learning foreign languages. To create effective, motivating and exciting teaching hours, teaching methods using "learning games" get a lot of interest and use. Multimedia applications through instructor preparation activities in support of teaching and learning such as: Games, the funny stories, or some songs ..., teachers can convey information to people attending a lecture by flexible, lively way but still ensure the attainment of lesson objectives. Therefore, we find that "Multimedia Applications Research in Basic English teaching at the College of Commerce" useful to create a dynamic and effective English learning environment. Key words - inspiration, encouragement, multimedia applications, supporting activities in teaching and learning 1. Đặt vấn đề Ngày nay, với nhu cầu ngày càng cao của hội nhập quốc tế, ngoại ngữ, đặc biệt Tiếng Anh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trước tình hình đó, đề án Ngoại ngữ 2020 nhấn mạnh vào hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh hiện nay. Nếu việc truyền đạt và tiếp thu kiến thức trên lớp chỉ dừng lại ở việc thầy giảng, trò thụ động ghi chép, tiết học sẽ là rất tẻ nhạt và buồn chán. Sẽ rất lãng phí nếu cả người thầy và người trò không tận dụng được các tiện ích của CNTT- vốn đã trở thành một công cụ hữu ích trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống con người hiện nay, để phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ. Ứng dụng CNTT vào dạy-học ngoại ngữ sẽ không những giải quyết không ít khó khăn về phương pháp dạy học hiện nay, mà còn giúp người học có những phương pháp học tập độc lập, tự chủ, sáng tạo... Có thể nói ứng dụng của CNTT trong dạy học ngoại ngữ là vô tận bởi nó không chỉ nằm trong phạm vi công nghệ mà phụ thuộc vào sự sáng tạo của người giáo viên. Ngoài những công trình nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT trong dạy học, các nghiên cứu về vai trò của CNTT trong việc học ngôn ngữ cũng đã được quan tâm đến nhiều trong các công trình của các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong trong nước. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc ứng dụng Multimedia trong dạy và học ngôn ngữ, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về việc ứng dụng Multimedia hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Anh cho sinh viên không chuyên tiếng Anh ở trường Cao đẳng Thương mại. Đây là lý do để tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài của mình trên cơ sở thừa kế những thành tựu khoa học. Với việc xây dựng hệ thống hoạt động vui mà học trong tiếng Anh theo các chủ điểm của giáo trình International Express (Pre-intermediate), sáng kiến-cải tiến NCKH nhằm phục vụ cho việc dạy và học tiếng Anh cơ bản cho bậc Cao đẳng tại trường Cao đẳng Thương mại Đà Nng. Các bài tập được xây dựng nhằm giúp sinh viên rn luyện, nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh thông qua những trò chơi, các video clip, những câu chuyện hài hước, các đoạn đọc hiểu, hay những bài hát tiếng Anh. Thông qua những hoạt động trò chơi học tập này, sinh viên sẽ được trang bị vốn ngoại ngữ một cách linh hoạt, dễ hiểu, tự tin năng động và nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Phương pháp nghiên cứu, phương tiện nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng Multimedia trong dạy học Tiếng Anh là một đề tài lớn, được nghiên cứu bằng sự kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, phương pháp qui nạp, diễn dịch và hành động thực nghiệm. Sau khi thực hiện CD ứng dụng Multimedia vào hỗ trợ

NGHIÊN ỨU ỨNG DỤNG MULTIMEDIA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG …

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHIÊN ỨU ỨNG DỤNG MULTIMEDIA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG …

1 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CITA 2015 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC”

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MULTIMEDIA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH CƠ BẢN CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI

MULTIMEDIA APPLICATIONS RESEARCH IN BASIC ENGLISH TEACHING AT THE COLLEGE OF COMMERCE

Lê Nguyễn Kim Oanh

Trường Cao đẳng Thương mại; Email: [email protected]

Tóm tắt -Hiện nay, làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh là vấn đề mà các nhà giáo dục rất quan tâm. Bên cạnh chất lượng giảngviên, giáo trình, môi trường học tập, phương thức học của sinh viên…, trang thiết bị giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng nên được đề cập ở đây. Việc đổi mới thiết bị giảng dạy, việc tham gia hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ngoại ngữ. Để có một giờ giảng hiệu quả, sinh động, tạo hứng thú và khích lệ tính chủ động của người học, phương pháp giảng dạy có sử dụng “trò chơi học tập” được nhiều người quan tâm và sử dụng. Thông qua việc ứng dụng Multimedia vào soạn giảng các hoạt động hỗ trợ trong dạy và học, các trò chơi game, các mẫu chuyện vui, hay vài bài hát…, giảng viên có thể truyền đạt thông tin bài giảng đến người học một cách linh hoạt, sinh động nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu của bài học. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy rằng “Nghiên cứu ứng dụng Multimedia trong giảng dạy tiếng Anh Cơ bản bậc Cao đẳng tại trường Cao đẳng Thương mại” nhằm góp phần tạo ra một môi trường học tập tiếng Anh năng động, thu hút và hiệu quả là một điều thiết thực.

Từ khóa -hứng thú, khích lệ, ứng dụng Multimedia, hoạt động hỗ trợ trong dạy và học

Abstract- Currently, how to improve the effectiveness of teaching and

learning English is the problem that educators are interested. Besides lecturers’ quality, curriculum, learning environment, students’ learning methods..., teaching equipment is one of the important factors that should be mentioned here. The innovative training equipment, supporting the participation of the modern equipment will contribute to improving the quality of teaching and learning foreign languages. To create effective, motivating and exciting teaching hours, teaching methods using "learning games" get a lot of interest and use. Multimedia applications through instructor preparation activities in support of teaching and learning such as: Games, the funny stories, or some songs ..., teachers can convey information to people attending a lecture by flexible, lively way but still ensure the attainment of lesson objectives. Therefore, we find that "Multimedia Applications Research in Basic English teaching at the College of Commerce" useful to create a dynamic and effective English learning environment.

Key words - inspiration, encouragement, multimedia applications, supporting activities in teaching and learning

1. Đặt vấn đề

Ngày nay, với nhu cầu ngày càng cao của hội nhập quốc

tế, ngoại ngữ, đặc biệt Tiếng Anh trở nên quan trọng hơn

bao giờ hết. Trước tình hình đó, đề án Ngoại ngữ 2020 nhấn

mạnh vào hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy và

học tiếng Anh hiện nay. Nếu việc truyền đạt và tiếp thu

kiến thức trên lớp chỉ dừng lại ở việc thầy giảng, trò thụ

động ghi chép, tiết học sẽ là rất tẻ nhạt và buồn chán. Sẽ rất

lãng phí nếu cả người thầy và người trò không tận dụng

được các tiện ích của CNTT- vốn đã trở thành một công cụ

hữu ích trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống con người hiện

nay, để phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ. Ứng dụng

CNTT vào dạy-học ngoại ngữ sẽ không những giải quyết

không ít khó khăn về phương pháp dạy học hiện nay, mà

còn giúp người học có những phương pháp học tập độc lập,

tự chủ, sáng tạo...

Có thể nói ứng dụng của CNTT trong dạy học ngoại

ngữ là vô tận bởi nó không chỉ nằm trong phạm vi công

nghệ mà phụ thuộc vào sự sáng tạo của người giáo viên.

Ngoài những công trình nghiên cứu về việc ứng dụng

CNTT trong dạy học, các nghiên cứu về vai trò của CNTT

trong việc học ngôn ngữ cũng đã được quan tâm đến nhiều

trong các công trình của các nhà nghiên cứu trên thế giới

và trong trong nước.

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc ứng

dụng Multimedia trong dạy và học ngôn ngữ, cho đến nay

vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về việc ứng dụng

Multimedia hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Anh cho sinh

viên không chuyên tiếng Anh ở trường Cao đẳng Thương

mại. Đây là lý do để tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài của

mình trên cơ sở thừa kế những thành tựu khoa học. Với

việc xây dựng hệ thống hoạt động vui mà học trong tiếng

Anh theo các chủ điểm của giáo trình International Express

(Pre-intermediate), sáng kiến-cải tiến NCKH nhằm phục

vụ cho việc dạy và học tiếng Anh cơ bản cho bậc Cao đẳng

tại trường Cao đẳng Thương mại Đà Năng. Các bài tập

được xây dựng nhằm giúp sinh viên ren luyện, nâng cao kỹ

năng giao tiếp tiếng Anh thông qua những trò chơi, các

video clip, những câu chuyện hài hước, các đoạn đọc hiểu,

hay những bài hát tiếng Anh. Thông qua những hoạt động

trò chơi học tập này, sinh viên sẽ được trang bị vốn ngoại

ngữ một cách linh hoạt, dễ hiểu, tự tin năng động và nâng

cao kỹ năng giao tiếp của mình.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Phương pháp nghiên cứu, phương tiện nghiên cứu

Nghiên cứu ứng dụng Multimedia trong dạy học Tiếng

Anh là một đề tài lớn, được nghiên cứu bằng sự kết hợp

giữa các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính,

phương pháp qui nạp, diễn dịch và hành động thực nghiệm.

Sau khi thực hiện CD ứng dụng Multimedia vào hỗ trợ

Page 2: NGHIÊN ỨU ỨNG DỤNG MULTIMEDIA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG …

2 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CITA 2015 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC”

giảng dạy Tiếng Anh cơ bản bậc Cao đẳng tại trường,

chúng tôi đã áp dụng dạy thực nghiệm một số lớp như là

KT4.1, QD 3, TC3.2, … . Những người tham gia vào

nghiên cứu bao gồm: 9 giảng viên khoa Ngoại Ngữ 200

sinh viên năm thứ nhất nhằm đánh giá kết quả ứng dụng đề

tài thông qua trả lời phiếu điều tra.

Nghiên cứu được tiến hành với các thông tin, ngữ liệu

được thu thập qua các công cụ: bảng câu hỏi điều tra, phỏng

vấn, quan sát (dự giờ), dạy thí điểm.

Các nội dung của công trình nghiên cứu được tiến hành

thông qua hình thức nghiên cứu chuyên đề theo nhóm, tổ

chức hội thảo theo các chuyên đề, thực hành dạy thí điểm

trên 4 lớp sinh viên, thu thập thông tin phản hồi từ phía người

dạy và người học.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung của đề tài được kết hợp, phân tích và trình

bày trong phần kết quả nghiên cứu và bình luận dưới đây.

Sau đây là phần giới thiệu minh họa một bài mẫu trong

CD các hoạt động hỗ trợ trong giảng dạy

Unit 5: How healthy is your lifestyle?

Bài học này được thiết kế gồm ba phần như các bài học

khác trong đĩa CD ứng dụng Multimedia trong các hoạt

động hỗ trợ. Phần thứ nhất là Language Focus, gồm hai

điểm ngữ pháp: Mass and count noun và Quantifiers (some,

any, much, many…). Trong phần Mass and count nouns,

chúng tôi chọn trò chơi Đua ngựa để thể hiện nội dung. Và

hoạt động này được thực hiện như sau:

- Chia lớp thành các đội. Các đội chọn số mình yêu

thích.

- Khi bấm vào các số, máy tính sẽ kết nối (link) đến

trang slide và sinh viên thực hiện các nội dung có trên màn

hình. Trên màn hình sẽ hiện ra 3 hình ảnh. Giáo viên yêu

cầu sinh viên viết 3 danh từ chỉ hình ảnh được thể hiện trên

màn hình và khoanh vào từ khác loại (danh từ đếm được

hay không đếm được). Nếu sinh viên trả lời đúng, giáo viên

bấm nút quay lại.

- Đội nào đúng giáo viên bấm vào khung có màu của

đội đó, và ngựa của đội này sẽ chạy.

- Đội nào về đích trước nhất sẽ thắng cuộc.

Với nội dung Quantifiers, trò chơi (game) được thiết kế

theo dạng trò chơi Ai là triệu phú (Millionaire), với nội

dung bên trong là các câu hỏi với bốn sự lựa chọn có đáp

án gồm các từ some, any, much, many, a lot of…

Phần thứ hai (Wordpower), nội dung trọng tâm trong

sách giáo khoa nhằm hướng sinh viên đến một số món ăn,

các rau củ, trái cây hoặc các loại thức ăn. Ở hoạt động hỗ

trợ thứ nhất (Game: Food), sinh viên sẽ nhấp chuột vào các

thứ có trong danh sách. Nếu nhấp đúng vật có trong danh

sách, từ trong danh sách sẽ đổi màu. Hoạt động này có mục

đích ôn tập và cung cấp cho sinh viên một số từ vựng về

chủ điểm thức ăn. Bên cạnh hoạt động này, chúng ta có thể

tham khảo thêm clip về chủ điểm thức ăn (food).

Phần thứ ba (Skills focus), gồm các hoạt động nhằm ren

luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của sinh viên. Sinh

viên có thể phát triển kỹ năng đọc của mình qua việc đọc,

nắm bắt thông tin và trả lời nội dung câu hỏi liên quan đến

bài đọc Slow food. Kỹ năng nghe của sinh viên cũng được

ren luyện thông qua nội dung hoạt động hỗ trợ nghe trong

đĩa CD này. Sinh viên được nghe nội dung các bài hội thoại

và các đoạn văn ngắn, liên quan đến chủ điểm nhà hàng

(Restaurant). Trong phần luyện kỹ năng nói (speaking),

sinh viên được xem một video clip không lời. Giáo viên có

thể đặt một số câu hỏi để kiểm tra sự nhận thức, cảm nhận

của sinh viên qua clip hài về Làm việc quá sức (Overwork).

Bên cạnh đó, sinh viên có thể ren luyện kỹ năng nói của

mình xuyên suốt các hoạt động hỗ trợ.

3. Kết quả nghiên cứu và bình luận.

Sau khi thực hiện CD ứng dụng Multimedia vào hỗ trợ

giảng dạy Tiếng Anh cơ bản bậc Cao đẳng tại trường,

chúng tôi đã áp dụng dạy thực nghiệm một số lớp như là

KT4.1, QD 3, TC3.2, … . Kết quả ứng dụng đề tài được

phản ánh thông qua 9 phiếu điều tra đối với hai đối tượng

giảng viên dạy tiếng Anh cơ bản bậc Cao đẳng và 200 sinh

viên năm thứ nhất.

3.1. Đối với giảng viên:

Qua bảng số liệu ở phụ lục 3 cho thấy, đề tài đã được

các giảng viên trong bộ môn đánh đạt về nội dung lẫn hình

thức. 77,78% giảng viên cho rằng các hoạt động hỗ trợ này

được thiết kế phù hợp với nội dung chương trình tiếng Anh

cơ bản bậc Cao đẳng, bởi khối lượng kiến thức vừa đủ.

22,22% giảng viên cho rằng việc thể hiện các chủ điểm về

ngữ pháp, từ vựng và các kỹ năng trong CD này được thiết

kế hợp lý, tạo được hứng thú cho giảng viên khi đứng lớp

và 77,78% giảng viên đánh giá đạt yêu cầu . Do vậy, các

hoạt động hỗ trợ “vui mà học” này cũng phát huy được tính

chủ động của học sinh trong giờ học với mức độ đánh giá

tính năng động của sinh viên 55,56%.

Kết luận của phiếu điều tra cho ta thấy ty lệ 66,67%

giảng viên tiến hành những hoạt động hỗ trợ trong giảng

Page 3: NGHIÊN ỨU ỨNG DỤNG MULTIMEDIA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG …

3 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CITA 2015 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC”

dạy cho rằng mức độ vận dụng kiến thức của học sinh khi

sử dụng CD này đạt hiệu quả.

3.2. Đối với sinh viên:

Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra đối với 200 sinh

viên đang theo học tại các lớp Cao Đẳng năm thứ nhất tại

trường như là KT4.1, QD 3, TC3.2 sau khi đã qua phần học

thực nghiệm đĩa CD “Ứng dụng Multimedia trong giảng

dạy tiếng Anh Cơ bản bậc Cao đẳng tại trường Cao đẳng

Thương mại.”Qua bảng số liệu phụ lục 4 cho thấy, đa số

sinh viên đánh giá cao về nội dung của đĩa CD.

Về khối lượng kiến thức của đề tài, 64,5% sinh viên

được phát phiếu điều tra cho rằng phù hợp với giáo trình

tiếng Anh cơ bản mà các em đang học bởi khối lượng kiến

thức vừa phải và việc thể hiện các chủ điểm ngữ pháp, từ

vựng, các kỹ năng được thiết kế hợp lý. Chất lượng hình

ảnh được đánh giá 54,5% ro, và chất lượng âm thanh 80%

sinh viên đánh giá tương đối ro.

Vì thế, các em cảm thấy rất hứng thú khi được giảng

viên sử dụng các hoạt động hỗ trợ “vui mà học” này giảng

dạy trên lớp. Các em cũng đồng ý rằng mình tham gia vào

bài học một cách chủ động và tích cực hơn so với phương

pháp dạy truyền thống (với tỉ lệ năng động là 40% và tương

đối năng động 36,5%) và có thể tự tin vận dụng những kiến

thức mình đã được học một cách linh hoạt hơn. 46% sinh

viên nhất trí về hiệu quả đạt được tốt khi giảng viên giảng

dạy với hệ thống bài tập này và 46% sinh viên đánh giá

đạt.

Kết luận của phiếu điều tra cho chúng ta thấy việc sử

dụng các hoạt động hỗ trợ “vui mà học” này đạt được hiệu

quả cao hơn mong đợi ban đầu của nhóm đề tài và việc sử

dụng hệ thống bài tập hỗ trợ này phần nào góp phần tăng

tính chủ động, tích cực trong sinh viên, hạn chế tâm lý sợ

học những giờ học ngữ pháp khô khan, tạo không khí lớp

học tích cực sôi động hơn.

4. Kết luận

Trong thời đại CNTT hiện nay, phương thức dạy-học

đã có sự thay đổi một cách rõ rệt. Người dạy không chỉ còn

biết đến bảng đen, phấn trắng; người học thì không chỉ

trông vào vở ghi hay sách giáo khoa. Các trang web, diễn

đàn, phần mềm phục vụ dạy và học đã dần trở nên quen

thuộc. Để không bị tụt hậu, chúng ta cần nắm bắt những

tiến bộ của CNTT và áp dụng chúng một cách hiệu quả vào

việc giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đây

là công trình đầu tiên nghiên cứu về khả năng ứng dụng

CNTT trong dạy tiếng Anh, đề tài mới chỉ dừng ở một số

ứng dụng phổ biến, dễ sử dụng mà sinh viên và giáo viên

có thể tiếp cận được. Chỉ bằng cách đổi mới phương pháp

giảng dạy và học tập với sự hỗ trợ của CNTT mới có thể

đẩy nhanh chất lượng dạy và học ở đại học, cao đẳng và

làm cho quá trình dạy và học là một quá trình tự động hóa

đồng hành với sự phát triển của CNTT như Galavis (1998)

đã nhận xét: “Việc sử dụng máy tính tạo động lực thúc đẩy

người học học tập. Video, tranh ảnh và âm thanh trên máy

tính sẽ cùng một lúc kích thích cả thị giác và thính giác của

người học mà các tài liệu truyền thông không làm được”.

Tài liệu tham khảo.

[1] Galavis, B. (1998). Computers and the EFL Class: Their Advantages and a Possible Outcome, The Autonomous Learner.

[2] Liz Taylor, Giáo trình International Express Pre-inter, 2005, Oxford.

[3] Nguyễn Huỳnh Ngọc Thanh, Đề tài cấp trường năm học 2008-2009 “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh Tại trường Cao Đẳng Thương mại”.

[4] Một số Websites: http://www.englisch-hilfen.de.htm http://englishgamezone.com/flash-arcade http://www.tienganhonline.com http://english-games.com http://www.tienganhhocduong.vn http://tieuhoc.info http://www.globaledu.com.vn http://newppt.com http://www.eslgamesworld.com http://www.eslgamesworld.com http://www.guy-sports.com http://www.phphuoc.com http://www.slowfood.com http://vnboards.ign.com http://www.famoushotels.org

Page 4: NGHIÊN ỨU ỨNG DỤNG MULTIMEDIA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG …

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG HỘI

NHẬP QUỐC TẾ

PROVIDING INFORMATION TECHNOLOGY APPLICATION – A BREAK THROUGH INNOVATION AT HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF BANKING ON THE WAY OF INTERNATIONAL INTEGRATION

Nguyễn Thị Thanh Liên, Lâm Thị Thu Hiền

Trường Đại học Ngân hang - TP.HCM; Email: [email protected]

Tóm tắt -Giáo dục Việt Nam phát triển trong bối cảnh thế giới đang có nhiều thay đổi rất nhanh. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng công nghệ thông tin, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới.

Trên cơ sở làm rõ vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học, bài viết này xin luận bàn về một số giải pháp cơ bản để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả ở trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển trường trở thành trường đại học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Từ khóa -công nghệ thông tin (CNTT), ứng dụng CNTT; dạy và học; Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Abstract- Vietnam’s education system is developing in accordance with rapid global changes. Globalization and international integration in education have become vital trends. In addition, both technology revolution and knowledge economy are thriving, which has directly influenced education around the world.

That being said, this article will analyze the role of information techonology in management and education. The analysis is then followed by a discussion on primary approaches to provide effective IT application at Banking University of HCMC for the purpose of enhancing teaching and learning quality, accelerate the pace of the development in order for the university to reach the advanced level in the region.

Key words -information technology (IT) , IT application, teaching and learning , Banking university of Ho Chi Minh city (HCMC).

5. Đặt vấn đề

Từ cuối thế ky 20, thế giới đã diễn ra sự phát triển mạnh

mẽ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin (CNTT).

CNTT trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế

tri thức, ngày càng phục vụ hữu ích hơn mọi lĩnh vực của

đời sống con người. Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có

tác động mạnh mẽ làm thay đổi căn bản giáo dục đào tạo,

làm thay đổi vai trò của người dạy, người học. CNTT là

phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”.

Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo đã xác định trong

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 “Cách mạng

khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và

truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới

cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo

dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một nền giáo dục

điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học”.

Để thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục

Việt Nam 2011-2020, Bộ Giáo dục -Đào tạo ban hành

Chương trình hành động của ngành giáo dục (4/4/2013), đã

nhấn mạnh việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng

công nghệ thông tin trong ngành giáo dục.

Đứng trước những thách thức và yêu cầu đổi mới toàn

diện và cơ bản của giáo dục đại học Việt Nam, đặc biệt

trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và hội nhập quốc tế sâu

rộng trong lĩnh vực giáo dục, trường Đại học Ngân hàng

thành phố Hồ Chí Minh, một thương hiệu lớn trong đào tạo

về lĩnh vực tài chính – ngân hàng và quản trị, xác định việc

ứng dụng rộng rãi CNTT trong đào tạo, nghiên cứu khoa

học, quản lý là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, tạo đột phá về

chất lượng đào tạo góp phần tăng năng lực cạnh tranh quốc

gia và hội nhập với khu vực và quốc tế, góp phần đẩy nhanh

tốc độ phát triển trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ

Chí Minh thành đại học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Đặc biệt, hiện nay trong khí thế tiến tới ky niệm 40 năm

ngày thành lập trường (16/12/1976 - 16/12/2016), nhà

trường đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT, là phương

thức để đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao hiệu

quả đào tạo, nghiên cứu và quản lý của trường Đại học

Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

6. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy và học tại trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Trước đây, với phương thức làm việc truyền thống, khi

chuyển sang đào tạo theo tín chỉ, trong đào tạo tại trường

Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh đã bộc lộ có

nhiều hạn chế như cơ sở dữ liệu thông tin về sinh viên, cán

bộ giảng dạy, kế hoạch giảng dạy, thông tin, thông báo...

nằm rải rác ở các phòng, khoa, nhiều công đoạn quản lý

trùng lắp, không hỗ trợ tra cứu khi cần thiết. Các nguồn lực

thông tin bị phân tán không chỉ gây khó khăn cho công tác

quản lý mà còn lãng phí thời gian, công sức của cán bộ

nhân viên, không phù hợp tiến độ, dễ xảy ra sai sót …Bài

toán đặt ra cho cán bộ quản lý nhà trường là làm sao tạo ra

một chu trình khép kín trong công tác quản lý đào tạo, tập

trung những thông tin của sinh viên, cán bộ giảng dạy, thời

khóa biểu, lịch thi... về một mối để tất cả các đơn vị chức

năng trong trường cùng sử dụng chung một nguồn thông

tin.

Page 5: NGHIÊN ỨU ỨNG DỤNG MULTIMEDIA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG …

Nhận thức ro vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của

ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo, quá trình

dạy và học là xu hướng tất yếu, không chỉ thúc đẩy tính

tích cực đối với sinh viên mà còn góp phần nâng cao chất

lượng dạy học và tạo hiệu quả trong quản lý giáo dục,

trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh đã quan

tâm ứng dụng CNTT rất sớm, từ năm 2005, nhà trường đã

đầu tư xây dựng Website tại địa chỉ www.dhnh.edu.vn để

giới thiệu thông tin, hình ảnh, chương trình đào tạo của nhà

trường đến xã hội và người học, đầu tư trang thiết bị công

nghệ như hệ thống trang thiết bị âm thanh, lắp đặt màn

hình, máy chiếu phục vụ cho trình chiếu powerpoint tại tất

cả các giảng đường, phòng học, hỗ trợ cho giảng viên trang

bị máy tính xách tay. Ngoài ra, để giúp sinh viên có điều

kiện học tập nâng cao trình độ, nhà trường đã tổ chức một

phòng máy tính nối mạng, lắp đặt hệ thống mạng không

dây có thể truy cập internet bằng máy tính xách tay trong

thư viện trường…

Nhà trường đã đưa vào khai thác sử dụng hệ thống phần

mềm quản lý đào tạo, hệ thống website, hệ thống mạng

wifi, hệ thống mạng nội bộ, thư điện tử, bài giảng điện

tử…. Đối với việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của nhà

trường, nhất là hoạt động quản lý đào tạo trong những năm

qua, bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định trên tất

cả các lĩnh vực quản lý dạy học, quản lý nhân sự, quản lý

cơ sở vật chất, thiết bị, quản lý sinh viên, quản lý điểm, xếp

thời khóa biểu, quản lý tài chính.,.. Cụ thể, như:

-Trong công tác quản lý giảng dạy: giúp lãnh đạo nhà

trường và các đơn vị nắm được tất cả các số liệu thống kê

về sinh viên, cán bộ giảng dạy, quản lý được thời gian

giảng dạy của cán bộ, giảng viên. Cán bộ giảng dạy dù ở

bất cứ nơi nào đều có thể truy cập vào website của trường

để xem thời khóa biểu giảng dạy của mình hoặc các thông

tin, thông báo của trường, thực hiện tốt việc chấm thi, tổ

chức thi, lên điểm thi…

- Trong công tác quản lý sinh viên: với yêu cầu mới

của đào tạo theo hệ thống tín chỉ, từ khi đưa phần mềm vào

ứng dụng, đã nâng cao chất lượng quản lý sinh viên một

cách chặt chẽ từ khi vào trường đến khi ra trường, qua việc

có thể thống kê, tìm kiếm thông tin của sinh viên một cách

nhanh chóng giúp cho cán bộ quản lý chuyên trách tiết

kiệm được thời gian, công sức. CNTT còn được sử dụng

để nâng cao hiệu quả trong quản lý giáo dục. Việc đưa ứng

dụng CNTT vào quản lý hồ sơ sinh viên, theo doi thời khóa

biểu, báo điểm… không chỉ tạo sự tiện lợi mà còn xây dựng

cho sinh viên hình thành tư duy mới với môi trường CNTT

để hình thành kỹ năng, kỹ xảo phù hợp đời sống hiện đại.

- Trong các hoạt động đào tạo của trường: đã được

từng bước tin học hóa từ khi sinh viên nhập học vào trường

đến khi ra trường bằng một hệ thống báo cáo thống kê

nhanh chóng, chính xác được cập nhật thường xuyên thông

qua giao diện phần mềm. Ưu điểm của phần mềm này

không chỉ cho phép một số đối tượng nhất định của bộ phận

quản lý đào tạo sử dụng mà còn phục vụ rộng rãi cho tất cả

các phòng, khoa trong trường, nhất là trung tâm khảo thí

của nhà trường. Các giảng viên và cán bộ chuyên trách của

các phòng, khoa có thể nhập điểm hoặc khai thác sử dụng

thông tin về sinh viên, giảng viên, thống kê, báo cáo,…

Còn đối với sinh viên, có thể theo doi thông báo, xem điểm,

thời khóa biểu, lịch thi hoặc đóng góp ý kiến cho nhà

trường tại bất kỳ địa điểm nào qua sự kết nối internet.

Thông qua hệ thống website, công tác đào tạo đã đáp

ứng được kịp thời phần lớn các yêu cầu từ phía sinh viên,

cán bộ giảng viên và các đơn vị trong trường, như việc

giảm được phần lớn thời gian giải đáp thắc mắc của sinh

viên bằng cách đưa toàn bộ thông tin của sinh viên lên

website. Đây cũng là nơi tiện lợi nhất để nhà trường cung

cấp các thông tin quan trọng cho người học, cán bộ giảng

viên, nhà tuyển dụng, cung cấp các thông tin công khai của

nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục- Đào tạo và

cũng là nơi quảng bá hình ảnh của trường tới các cá nhân,

tổ chức trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn giúp nhà trường

tiết kiệm được nhiều công sức, chi phí bằng cách đưa các

thông báo, công văn lên website thay vì chuyển bằng giấy.

- Trong quản lý học phí, học bổng: ngoài những nhiệm

vụ của mình, phòng Đào tạo còn có thể phối hợp với phòng

Công tác sinh viên, phòng Tài chính - Kế toán xử lý học

phí, học bổng cho sinh viên một cách nhanh chóng và kịp

thời, chính xác hơn…

Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động đào

tạo tại trường vẫn còn một số bât câp như:

- Website của trường đã được xây dựng nhưng khả năng

khai thác đưa vào hoạt động vẫn còn chậm, thông tin chưa

đầy đủ, phong phú.

- Cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư, nâng cấp

hàng năm nhưng so với yêu cầu công việc thì vẫn còn một

số khâu chưa đồng bộ.

- Một số giảng viên chưa có thói quen ứng dụng tin học

trong công tác thống kê, xử lý công việc chuyên môn quản

lý điểm, công tác chủ nhiệm lớp.

- Trình độ tin học, khả năng ứng dụng CNTT vào công

việc của một số cán bộ, giảng viên còn hạn chế. Khả năng

ứng dụng CNTT của một số cán bộ, giảng viên chưa cao,

do vậy khi tiếp cận sử dụng một số phần mềm vào quản lý

và dạy học gặp khó khăn.

- Việc sử dụng CNTT vào dạy học ở một số giảng viên

còn lúng túng như việc sử dụng máy chiếu, các phần mềm

ứng dụng soạn giảng, một số giảng viên còn lạm dụng công

nghệ, nặng về trình chiếu hoặc còn ngại sử dụng các

phương tiện công nghệ, soạn giáo án điện tử vì mất rất

nhiều thời gian, công sức, …

7. Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong

quản lý, dạy học tại các trường đại học đã được chứng minh

ro nét bằng thực tiễn giáo dục ở trong và ngoài nước những

năm qua.

Do đó, trong thời gian tới, để đẩy mạnh ứng dụng

CNTT, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

đã xác định mục tiêu tổng quát của việc ứng dụng CNTT

tại trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

trong thời gian tới là:

Phát triển hệ thống quản trị đại học tiên tiến dựa trên cơ

sở hạ tầng thông tin và công nghệ hiện đại.

Tạo điều kiện phát triển ứng dụng CNTT một cách

Page 6: NGHIÊN ỨU ỨNG DỤNG MULTIMEDIA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG …

rộng rãi và có hệ thống vào hoạt động nội bộ của tất cả các

đơn vị trong trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí

Minh hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí

hoạt động trong đó có các dịch vụ công trực tuyến cho các

đơn vị, cán bộ và sinh viên.

Với mục tiêu trên, trường Đại học Ngân hàng thành phố

Hồ Chí Minh triển khai thực hiện một số giải pháp cơ bản

như sau:

7.1.1. Về phía nhà trường

Nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng CNTT,

ban lãnh đạo nhà trường đã thể hiện quyết tâm xây dựng

một Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động đào tạo của

trường một cách hiệu quả, tiện lợi, đồng bộ, vào ngày

4/4/2013, Hiệu trưởng nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo

xây dựng Hệ thống thông tin quản lý gồm 7 thành viên do

đích thân Hiệu trưởng làm Trưởng ban và Ban triển khai

dự án thực hiện “tin học hóa” các nghiệp vụ cho từng đơn

vị, cho toàn trường:

- Xây dựng kế hoạch và lộ trình tăng cường hệ thống

cơ sở vật chất phục vụ việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT

trong giảng dạy (kể cả các thiết bị cũng như các phần mềm

quản lý và dạy học).Phấn đấu để các khoa, các bộ môn có

thể tăng cường sử dụng các thiết bị, máy tính với nội dung

và hình thức đa dạng, phong phú phục vụ việc giảng dạy

theo hướng tăng dần các học phần ứng dụng CNTT trong

giảng dạy.

- Phát triển mạng nội bộ để tăng cường các kênh thông

tin, tạo ra các diễn đàn trao đổi học thuật và phương pháp

dạy học, trao đổi giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với

trò. Đồng thời xây dựng các nguồn tài nguyên giáo dục và

học liệu điện tử phong phú để chia sẻ dùng chung trong

trường, từng bước mở rộng giao lưu với các trường, các cơ

sở giáo dục - đào tạo.

- Có biện pháp động viên việc ứng dụng CNTT trong

quản lý, dạy học của cán bộ, giảng viên. Đây là một trong

những điều kiện để đảm bảo chất lượng và góp phần tăng

cường sử dụng CNTT trong giáo dục - đào tạo, đặc biệt hỗ

trợ đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến

thức và kỹ năng cơ bản về ứng dụng CNTT cho cán bộ

giảng viên, đặc biệt là việc sử dụng các phần mềm trong

dạy học, để thực hiện các học phần. Tạo môi trường và

động viên phong trào thi đua xây dựng bài giảng điện tử

trong từng năm học. Tổ chức hội thảo một số chuyên đề về

khai thác và ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo.

- Bổ sung và đào tạo nguồn nhân lực CNTT đáp ứng

nhu cầu phát triển hoạt động quản lý đào tạo của nhà

trường.

- Nghiên cứu triển khai ứng dụng CNTT trong quá trình

đào tạo với các nội dung về đổi mới nội dung, chương trình

đào tạo; đa dạng hoá cách đánh giá và xây dựng ngân hàng

đề thi; đổi mới quản lý đào tạo, kiểm định chất lượng đào

tạo, đào tạo trực tuyến.

Mở rộng quan hệ hợp tác với các trường trong và ngoài

nước để tăng nguồn đầu tư, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ cho cán bộ, giảng viên, nhân viên về ứng dụng CNTT.

7.1.2. Về phía các khoa, bộ môn, phòng

- Các khoa, bộ môn, phòng có kế hoạch triển khai ứng

dụng CNTT trong quản lý đào tạo, dạy học cụ thể, đảm bảo

việc triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, có chất lượng ở

các đơn vị. Phấn đấu để tất cả giảng viên biết khai thác và

sử dụng các phần mềm chuyên dụng vào thiết kế và thực

hiện bài giảng các học phần do mình đảm nhiệm.

- Các khoa, bộ môn, phòng cần tăng cường tích hợp

nội dung ứng dụng CNTT cho các môn học chuyên ngành.

Tập trung tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng

các phần mềm phục vụ quản lý đào tạo và giảng dạy cho

giảng viên, cán bộ, nhân viên theo từng bộ môn, khoa,

phòng. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong công tác

quản lý đào tạo. Động viên, khuyến khích các đơn vị và cá

nhân trong việc sáng tạo ra các sản phẩm CNTT phục vụ

cho quản lý và giảng dạy có hiệu quả.

- Các khoa, bộ môn, phòng tăng cường nguồn tài liệu

mở gồm các thư mục như chuyên đề, đề cương ôn tập, thư

viện phần mềm, thư viện bài giảng,... tạo ra nguồn tài liệu

phong phú phục vụ cho công tác quản lý đào tạo và giảng

dạy.

7.1.3. Về phía giảng viên

- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới

phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực

học tập của sinh viên, giảng viên tích hợp CNTT vào từng

môn học thay vì chỉ được học trong môn Tin học. Ứng

dụng CNTT một cách chọn lọc, phù hợp với đối

tượng, nhằm phát huy có hiệu quả tác dụng của phương

tiện, tránh lạm dụng quá mức. Phát huy các hình thức ứng

dụng CNTT hiệu quả như thiết kế các slide về hình thức

gần giống với bảng truyền thống ( màu sắc, cách chia bảng,

cách trình bày đầu bài, đề mục,...); sử dụng máy chiếu như

là phương tiện hỗ trợ cung cấp kênh hình ảnh sinh động,

âm thanh, video mà không phải mang vác nhiều tranh ảnh,

bảng phụ, máy móc thiết bị khác; phần mềm là công cụ hỗ

trợ đắc lực cho giảng viên trong công tác soạn bài, quản lý

điểm, đánh giá xếp loại sinh viên… được tiện lợi và nhanh

chóng.

- Tham gia lập và sử dụng “nguồn học liệu mở” về đề

thi, giáo án, tài liệu tham khảo trên website của Bộ và các

trường bạn, tài nguyên dùng chung trên website của trường.

Tích cực tham gia đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên trên

mạng internet phục vụ công tác quản lý và giảng dạy của

cán bộ, giảng viên, nhân viên thông qua bồi dưỡng, tập

huấn, cung cấp địa chỉ hoặc mở liên kết với trang web của

trường.

- Tăng cường việc khai thác sử dụng hệ thống thư điện

tử để tăng tiện ích, hiệu quả trong trao đổi cập nhật thông

tin. Tổ chức để mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên có một

địa chỉ mail cố định với nhà trường.

8. Kết luận

Với mục tiêu xây dựng Trường Đại học Ngân hàng

thành phố Hồ Chí Minh thành một trong những trường Đại

học hàng đầu về đào tạo trong lĩnh vực tài chính -ngân

hàng, thì việc xây dựng một hệ thống thông tin quản lý hoạt

động ở mức độ cao là một đòi hỏi bắt buộc.

Để thực hiện được yêu cầu này, phải có sự phối hợp

đồng bộ của đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, toàn bộ

Page 7: NGHIÊN ỨU ỨNG DỤNG MULTIMEDIA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG …

giảng viên để xây dựng một hệ thống thông tin hiệu quả,

tạo được chuyển biến về chất trong việc sử dụng CNTT để

hỗ trợ việc quản lý, dạy và học, góp phần nâng cao chất

lượng của quá trình đào tạo của toàn Trường, xứng đáng

với một thương hiệu uy tín trong đào tạo, góp phần tăng

năng lực cạnh tranh quốc gia, hội nhập quốc tế.

Tài liệu tham khảo

[5] Thủ tướng chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020", Quyết định 711/QĐ-TTg, ngày 13/06/2012.

[6] Thủ tướng chính phủ (2014), Nghị quyết số 44/NQ-CP Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

[7] Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (2013),Báo cáo khảo sát của Ban triển khai Hệ thống thông tin quản lý Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

[8] PGS.TS Lý Hoàng Ánh , Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TPHCM (2013), Những mục tiêu cơ bản cho việc ứng dụng CNTT tại Trường ĐH Ngân hàng TPHCM.

[9] ThS Cao Văn Nhãn (2013), Một cái nhìn tổng quát về hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

[10] TS. Nguyễn Thị Thanh Liên (2013), Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý đào tạo ở Trường ĐH Ngân hàng TPHCM.

[11] Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng cục CNTT (2009), Năm học ứng dụng công nghệ thông tin: Bước đột phá và cơ hội vàng.

[12] GS.TS. Nguyễn Đông Phong, TS. Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013), Quản trị đại học và mô hình cho trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 18, tháng 1-2/2013.

Page 8: NGHIÊN ỨU ỨNG DỤNG MULTIMEDIA TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG …