32
BẢN TIN LÂM NGHIỆP (Thứ Năm, ngày 31 tháng 1 năm 2013) CH TRƯƠNG & CHÍNH SÁCH..................................2 1. Cân nhắc “đóng cửa rừng”............................ 2 PHÁT TRIN RỪNG..........................................3 2. Bến Tre: Dân xem rừng là lá phổi xanh của mình......3 3. Ngọc Hiển, Cà Mau: Phủ xanh vùng mặn................4 BO V RỪNG, CHNG CHÁY RỪNG & BO TN ĐA DNG SINH HC. .5 4. Phú Yên: Hai người bị bắt trong vụ "nổ súng truy đuổi lâm tặc"............................................ 5 5. Quảng Bình: Lãnh đạo VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tự nhận kỷ luật............................................. 5 6. Quảng Trị: Rừng A Đăng bị khai thác trái phép.......6 7. Đức Linh, Bình Thuận: Phát hiện 32 vụ vi phạm lâm luật trong năm 2012...................................... 6 8. Khánh Hòa: Nguy cơ cạn kiệt lan rừng................7 9. Hà Tĩnh: Xét xử vụ lâm tặc đưa hối lộ...............7 10..........................Cá sấu xiêm ở trong nhà kính .................................................... 8 11.......Sơn Tây, Hà Nội: Gà Mía “dài cổ” đợi... bảo tồn .................................................... 9 12...TPHCM: Khen thưởng 3 đơn vị ngăn chặn nhiều vụ vận chuyển ĐVHD........................................ 10 13.Lạc Dương, Lâm Đồng: Trên 2.5000 hộ nhận khoán bảo vệ rừng............................................... 10 14.Hà Nội: Công nhận thêm 4 cây là “Cây di sản Việt Nam” ................................................... 10 15...........Bạch Thông, Bắc Kạn: Tăng cường bảo vệ rừng ................................................... 11 16.......Lâm Đồng: Báo hoa mai lại xuất hiện gần nhà dân ................................................... 11 1

VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

BẢN TIN LÂM NGHIỆP

(Thứ Năm, ngày 31 tháng 1 năm 2013)

CHU TRƯƠNG & CHÍNH SÁCH.................................................................................21. Cân nhắc “đóng cửa rừng”....................................................................................2

PHÁT TRIÊN RỪNG.....................................................................................................32. Bến Tre: Dân xem rừng là lá phổi xanh của mình................................................33. Ngọc Hiển, Cà Mau: Phủ xanh vùng mặn.............................................................4

BAO VÊ RỪNG, CHÔNG CHÁY RỪNG & BAO TÔN ĐA DANG SINH HOC.......54. Phú Yên: Hai người bị bắt trong vụ "nổ súng truy đuổi lâm tặc".........................55. Quảng Bình: Lãnh đạo VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tự nhận kỷ luật...................56. Quảng Trị: Rừng A Đăng bị khai thác trái phép...................................................67. Đức Linh, Bình Thuận: Phát hiện 32 vụ vi phạm lâm luật trong năm 2012.........68. Khánh Hòa: Nguy cơ cạn kiệt lan rừng.................................................................79. Hà Tĩnh: Xét xử vụ lâm tặc đưa hối lộ..................................................................710.Cá sấu xiêm ở trong nhà kính................................................................................811.Sơn Tây, Hà Nội: Gà Mía “dài cổ” đợi... bảo tồn.................................................912.TPHCM: Khen thưởng 3 đơn vị ngăn chặn nhiều vụ vận chuyển ĐVHD..........1013.Lạc Dương, Lâm Đồng: Trên 2.5000 hộ nhận khoán bảo vệ rừng.....................1014.Hà Nội: Công nhận thêm 4 cây là “Cây di sản Việt Nam”.................................1015.Bạch Thông, Bắc Kạn: Tăng cường bảo vệ rừng................................................1116.Lâm Đồng: Báo hoa mai lại xuất hiện gần nhà dân............................................1117.Quảng Nam: Mỗi dự án thủy điện “ngốn” hơn 1.560 ha đất rừng......................1218.Lâm Đồng: Dân tự nguyện giao nộp vượn đen má vàng....................................1219.Quảng Nam: Chấn chỉnh tình trạng khai thác lâm - khoáng sản trái phép..........12

SƯ DUNG RỪNG.........................................................................................................1320.Lâm Đồng: Nhận rừng để hại rừng.....................................................................1321.Nâng cấp sàn giao dịch chuyên ngành đồ gỗ Bình Định.....................................1422.Tổng Công ty Giấy Việt Nam phát triển thị trường mới.....................................1523.Cà Mau: Vươn lên nhờ đất rừng..........................................................................15

HƠP TÁC QUÔC TÊ....................................................................................................1624.APEC tăng quản lý rừng thúc đẩy phát triển bền vững.......................................16

TIN KHÁC....................................................................................................................1625.Thách thức trong phát triển “kinh tế xanh”.........................................................1626.Malaysia: Phát hiện 10 xác voi lùn Borneo.........................................................1827.Tê giác trắng Nam Phi : Những cuộc đi săn đe dọa tương lai.............................1828.Mèo - sát thủ hàng loạt ở Mỹ..............................................................................21

1

Page 2: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

CHU TRƯƠNG & CHÍNH SÁCH

Cân nhắc “đóng cửa rừng”

Một trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng nguyên sinh còn sót lại là cấm tuyệt đối khai thác, hay nói nôm na là “đóng cửa rừng”.

Đây là một trong những phương án cũng được nhiều ý kiến trong Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ - phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 đề xuất. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu đề xuất này có dễ thực thi?

Báo cáo đưa ra tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2016 cho biết, tổng diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam hiện nay còn chừng hơn 10 triệu ha. Tổng trữ lượng gỗ được đánh giá chừng 860 triệu m3. Tuy nhiên, theo thừa nhận của cơ quan chức năng Việt Nam, diện tích rừng giàu, tức rừng có trữ lượng gỗ cao trên 250m3/ha chỉ còn chiếm chừng 5%.

Hai chuyên gia trong ngành lâm nghiệp là ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát ở tỉnh Tây Ninh và ông Trần Văn Thành, Giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn ở Tây Nguyên đều đồng ý với đánh giá là rừng già của Việt Nam không còn là bao.

Ông Nguyễn Đình Xuân trình bày: Rừng tự nhiên Việt Nam không còn bao nhiêu, đặc biệt là rừng tự nhiên có chất lượng tốt. Phần lớn rừng Việt Nam là rừng tự nhiên chỉ tồn tại ở khu vực đầu nguồn và rừng núi, chứ đồng bằng còn rất ít.

Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Vườn quốc gia Yok Don cũng thừa nhận: “Rừng tự nhiên Việt Nam hiện nay đang ở trong tình thế báo động, suy giảm rất nhanh kể cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, Nhà nước mới có hướng “đóng cửa việc khai thác rừng”.

Theo ông Trần Văn Thành, sau khi làm việc tại hai nơi ở những địa phương khác nhau, ông nhận thấy có những khác biệt ở những nơi đó. Ông cho biết: “Ở Tây Nguyên, việc quản lý và bảo vệ rừng có nhiều khó khăn, phức tạp, nhiều thách thức hơn so với ở vùng Cát Tiên.

Lý do vì đời sống của người dân ở Tây Nguyên hầu hết lệ thuộc vào rừng. Từ thời “khai thiên, lập địa” đến giờ, người ta tận dụng tất cả những tài nguyên từ rừng để phục vụ cuộc sống. Tất cả sinh kế của họ đều từ rừng. Còn Cát Tiên do ở gần TP.HCM nên sinh kế có thể thay đổi được. Với Tây Nguyên, sinh kế phụ thuộc nhiều vào rừng nên việc phá rừng nhiều, qui mô và tính chất lớn”.

Trước tình hình thực tế đáng ngại trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, việc xem xét tạm đóng cửa rừng tự nhiên trên toàn

2

Page 3: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

quốc là vấn đề cần phải được nhấn mạnh và phân tích kỹ trong Đề án về khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn kể từ sang năm cho đến năm 2030.

Cả hai chuyên gia Nguyễn Đình Xuân và Trần Văn Thành đều ủng hộ biện pháp được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhắc tới.

Ông Nguyễn Đình Xuân cho rằng phải tiến hành càng sớm càng tốt mới mong có thể giữ số diện tích còn lại. Ông nhấn mạnh: “Mặc dù mới ở giai đoạn bàn thảo những tôi cho rằng phải “đóng cửa” càng sớm càng tốt; nếu không nói đến bây giờ là quá muộn.

Thực ra việc khai thác gỗ rừng tự nhiên hiện nay không mang lại nhiều lợi ích cho đất nước. Phần lớn những sản phẩm không đem lại nhiều lợi nhuận mà chi phí rất lớn. Rồi các loại “tiêu cực” rất nhiều. Người ta chỉ lợi dụng để phá quá lượng được phép, “quay vòng” giấy phép để trộn gỗ lậu vào, và đặc biệt tôi biết hiện trên thế giới người ta cũng hạn chế việc nhập khẩu gỗ từ rừng tự nhiên, kể cả gỗ có giấy phép vì họ nghi ngại những giấy phép đó không hoàn toàn chính xác. Bản thân tôi ủng hộ đề xuất này và muốn nó được tiến hành càng nhanh, càng chặt chẽ càng tốt”.

Ông Trần Văn Thành cũng cho biết, hoàn toàn ủng hộ chính sách “đóng cửa rừng” được đưa ra: “Tôi nghĩ do hiện trạng rừng Việt Nam hiện đang đứng trước nguy cơ bị xâm hại rất mạnh nên chính phủ mới dự kiến ra quyết định đó”. Tuy nhiên, theo ông, để thực hiện có hiệu quả biện pháp đóng cửa rừng, cần sự ủng hộ của toàn xã hội, đặc biệt, Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn – đơn vị tham mưu chính cho chính phủ phải đẩy nhanh tiến trình để chính phủ ra quyết định”.

Chia sẻ kinh nghiệm của Vườn quốc Gia Lò gò – Xa Mát về hoạt động bảo tồn rừng, ông Nguyễn Đình Xuân cho biết: “Rừng của tỉnh chúng tôi không còn nhiều, chỉ chừng 70.000 ha rừng thôi; nhưng số rừng khi “đóng cửa” như vậy được giữ gìn tốt hơn rất nhiều. Chúng ta có thể hình dung sau khi đóng cửa thì hầu hết những loại gỗ ngoài thị trường là gỗ bất hợp pháp nên cơ quan chức năng có thể “sờ gáy”, bắt bất cứ lúc nào; không thể nói gỗ có giấy phép. Trên thị trường chỉ còn lại gỗ rừng trồng, và một ít gỗ nhập khẩu; ở đây chúng tôi dùng rất ít gỗ nhập khẩu”. (TTXVN 29/1; Tin Kinh Tế Tham Khảo 29/1; Thiên Nhiên 29/1)đầu trang

PHÁT TRIÊN RỪNG

Bến Tre: Dân xem rừng là lá phổi xanh của mình

Ở Bến Tre, nhiều người cao tuổi trồng rừng không đòi hỏi quyền lợi mà còn xem rừng là lá phổi xanh của mình.

Chuyện khó tin nhưng đó là chuyện có thật ở cánh rừng dương, ấp Thừa Trung, xã Thừa Đức, Bình Đại (Bến Tre). Ông Phạm Công Suất (73 tuổi), nguyên Chủ tịch Hội

3

Page 4: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

Người cao tuổi xã Thừa Đức là người đầu tiên đi khảo sát nơi đầu sóng ngọn gió ở khu vực bãi biển Cồn Tàu để trồng rừng chắn gió.

Ông Suất kể: "Lá phổi xanh chắn gió ở xã Thừa Đức bám được rễ bãi bồi Cồn Tàu được như hiện tại là nhờ "ngòi pháo" của tôi cùng ông Ba Hiệp, ông Sáu Nhân. Chúng tôi đi khảo sát nhiều nơi, nhưng chỉ ưng ý địa điểm bãi bồi cửa biển Cồn Tàu. Thế là tháng 6/2005 cây dương bắt đầu được trồng ở đây".

Ngày đó, vốn trồng rừng do Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh Bến Tre "rót" về 4,5 triệu đồng để mua 3.000 cây dương. Khi có nguồn giống cây, ông Suất quy động Hội Người cao tuổi xã và đoàn thể đi trồng rừng với tinh thần tình nguyện. Lúc đó mọi người chỉ nghĩ đơn giản là: Trồng rừng dương để chắn sóng to gió lớn, bảo vệ đất liền chứ đâu biết gì về việc trồng rừng là giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Từ việc Hội Người cao tuổi xã Thừa Đức trồng rừng dương thành công, Ban Quản lý dự án trồng rừng tỉnh Bến Tre đã đầu tư trồng tiếp phần diện tích bờ biển chưa có cây dương chắn gió, chắn sóng. Từ năm 2005 đến nay, đất bãi bồi bờ biển Cồn Tàu do Ban quản lý dự án trồng rừng của tỉnh quản lý, còn khoảng 3.000 cây dương 7 năm tuổi do Hội Người cao tuổi xã Thừa Đức trồng và bảo vệ. Khu vực rừng trồng được các hội viên thay phiên nhau bảo vệ. Từ đó đến nay rừng dương này một ngày một lớn, không bị người dân chặt phá.

Bà Bùi Thị Hồng Sương, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Thừa Đức cho biết: "Đến thời điểm này hội chúng tôi đã có 986 ha tham gia sinh hoạt tại 5 chi hội. Số lượng hội viên sẽ tiếp tăng theo năm tháng. Bây giờ Hội Người cao tuổi của xã không chỉ có người trên 60 tuổi mà kể cả người trẻ cũng tham gia. Cái nghĩa lớn nhất của bà con tham gia sinh hoạt hội là cùng trồng cây để “nhớ ơn Bác Hồ”. Cùng nhau quản lý, canh lửa, bảo vệ 1,7 ha rừng dương để bảo vệ lá phổi xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, hằng năm mỗi hội viên còn đóng góp 12.000 đồng để làm quỹ hội làm từ thiện khi hội viên qua đời và góp 50.000 đồng vào nguồn vốn tương trợ giúp đỡ nhau SX, mua bán nhỏ theo vòng... Đặc biệt, nguồn quỹ của hội được hội viên rất tôn trọng, mượn đến hạn là tự động trả. Hiện tại, nguồn quỹ hội viên đóng góp là hơn 102 triệu đồng. Tuy nhiên còn nguồn kinh tế mà chúng tôi chưa được Ban Quản lý rừng của tỉnh cho phép khai thác là rất lớn". (Nông Nghiệp Việt Nam 30/1)đầu trang

Ngọc Hiển, Cà Mau: Phủ xanh vùng mặn

Thấy được ý nghĩa và giá trị quan trọng của rừng trong việc phòng, chống biến đổi khí hậu, cân bằng sinh thái, phòng, chống bão lụt, chống xói lở và kinh tế nên công tác trồng và bảo vệ rừng nhận được sự đồng tình hưởng ứng tích cực. Vì thế, năm 2012 huyện Ngọc Hiển đạt doanh thu từ khai thác rừng trên 34 tỷ đồng.

4

Page 5: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

Ông Trần Thanh Hùng, Tiểu khu trưởng Tiểu khu 161, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Ngọc Hiển, cho biết: “Năm nay bà con trên lâm phần rất hăng hái trồng rừng. Vì thế, chỉ tiêu trồng rừng 150 ha thực hiện vượt kế hoạch”.

Những năm gần đây, rừng đước tiếp tục phát huy giá trị kinh tế, đem lại doanh thu cho người dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Vì thế, người dân rất phấn khởi, rừng trồng sau khai thác bảo đảm 100% diện tích. Đến nay, diện tích đất có rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển trên 37.670 ha, độ che phủ 51,16%.

Theo ông Trần Minh Hoàng, Phó trưởng Phòng NN&PTNT Ngọc Hiển, giá trị kinh tế của rừng ngày càng tăng nên người dân trên địa bàn càng thiết tha và gắn bó với rừng hơn. Việc chặt phá cây rừng giảm đáng kể, công tác vận động trồng rừng gặp nhiều thuận lợi. Đến năm 2015, Ngọc Hiển sẽ đạt chỉ tiêu trồng rừng 39.000 ha, độ che phủ của rừng đạt 54%. (Báo Cà Mau 30/1)đầu trang

BẢO VỆ RỪNG, CHÔNG CHÁY RỪNG & BẢO TÔN ĐA DANG SINH HOC

Phú Yên: Hai người bị bắt trong vụ "nổ súng truy đuổi lâm tặc"

30/1, Công an huyện Tuy An (Phú Yên) bắt tạm giam Lương Tấn Thịnh và Phạm Xuân Trung đều ở huyện Sơn Hòa về tội Chống người thi hành công vụ.

Tại cơ quan điều tra, hai nghi can thừa nhận hành vi vận chuyển gỗ trái phép và đánh kiểm lâm Phạm Ngọc Phương phải nhập viện.

Trước đó, 24/1, lực lượng kiểm lâm huyện Tuy An phát hiện ôtô 4 chỗ dẫn đường cho hai xe 12 chỗ vận chuyển gỗ từ huyện Sơn Hòa đi huyện Tuy An (Phú Yên). Khi kiểm lâm ra hiệu lệnh dừng xe, các tài xế đã nhấn ga bỏ chạy, buộc kiểm lâm phải bắn chỉ thiên và rượt đuổi hơn 15 km.

Đến thôn 5, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, ôtô của Thịnh và Trung bất ngờ trút gỗ cản đường. Những người trong xe dùng tuýp sắt và cà lê tấn công lực lượng kiểm lâm làm anh Phương bị gãy sống mũi, bầm mắt, rách môi. Gây án xong họ tiếp tục lên xe tẩu thoát, để lại hiện trường hơn 5,7 m3 gỗ từ nhóm 2 đến nhóm 7. (Vnexpress 30/1)đầu trang

Quảng Bình: Lãnh đạo VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tự nhận kỷ luật

30/1 Ban quản lí Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết: Liên quan vụ ba cây sưa bị lâm tặc đốn hạ ở Hung Trí, sau khi tổ chức kiểm điểm, Giám đốc VQG Lưu Minh Thành tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách, Phó giám đốc Nguyễn Văn Huyên tự nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo.

Trước đó, cơ quan công an Quảng Bình, trên cơ sở điều tra vụ án ba cây sưa bị lâm tặc đốn hạ, đã đề nghị Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình thi hành kỷ luật cách chức đối với

5

Page 6: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

hai ông Thành và Huyên. Cơ quan công an có văn bản kết luận về sai phạm của ông Thành và ông Huyên gửi riêng cho Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình.

Đối với ông Phạm Hồng Thái, Hạt trưởng Kiểm lâm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, văn bản số 1940/CAT (PC 46) kết luận: Ông Thái là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, nhưng không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, như không kịp thời nắm bắt tình hình và chỉ đạo lực lượng kiểm lâm ngăn chặn, để cho người dân vào khai thác trái phép gỗ sưa trong địa phận mình quản lý, gây thiệt hại lớn đến tài sản nhà nước.

Được phân công vào tổ kiểm tra của VQG, nhưng đã tự ý ở lại khu vực ngoài mà không vào hiện trường để kiểm tra, nên khi tổ kiểm tra phát hiện gỗ tại hiện trường, ông Thái đã không có mặt để tham mưu, chỉ đạo lực lượng kiểm lâm lập biên bản, tạm giữ tang vật và xử lý theo quy định. Trước đó, với trách nhiệm hạt trưởng, ông Thái đã không phân công địa bàn khu vực Hung Trí cho trạm kiểm lâm để quản lý theo quy định.

Đối với ông Trí, Hạt phó Kiểm lâm của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng văn bản công an kết luận: Khi tham gia tổ kiểm tra hiện trường có phát hiện ra gỗ sưa và tang vật, nhưng ông Trí không coi đó là nhiệm vụ của mình, nên không có biện pháp bảo vệ. (Tiền Phong 31/1)đầu trang

Quảng Trị: Rừng A Đăng bị khai thác trái phép

Thông tin nhanh qua Đường dây nóng báo Nhân Dân phản ánh: Rừng tự nhiên A Đăng trên địa bàn xã Tà Rụt (Đa Krông) đang bị nhiều người khai thác trái phép. (Nhân Dân 31/1)đầu trang

Đức Linh, Bình Thuận: Phát hiện 32 vụ vi phạm lâm luật trong năm 2012

UBND huyện Đức Linh vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác chống phá rừng, phòng chống cháy rừng và chống người thi hành công vụ năm 2012, triển khai nhiệm vụ 2013.

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Đức Linh, năm 2012, đã phát hiện 32 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, tăng 11 vụ so với cùng kỳ năm 2012. Đã xử lý vi phạm 27 vụ, trong đó có 1 vụ khởi tố hình sự.

Tổng số tiền thu nộp vào ngân sách trên 108 triệu đồng, thu trên 30m3 gỗ và nhiều phương tiện. Lập biên bản 8 vụ lấn chiếm đất rừng với diện tích 1,64 ha. Tăng cường quản lý khoáng sản wonfram ở Đồi Cờ Mepu, tháo dỡ 229 chòi trái phép, tiêu hủy 1.000 dây ống nước và bạt ni lông. Trục xuất 350 người, lập danh sách 52 người giao UBND xã quản lý giáo dục.

6

Page 7: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

Năm 2013, Hạt Kiểm lâm huyện Đức Linh tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý bảo vệ rừng; phối hợp với cơ quan công an, quân sự, UBND các xã và đơn vị chủ rừng tăng cường kiểm tra kiểm soát các vùng giáp ranh, khu vực trọng điểm, nhằm ngăn chặn kịp thời các vụ phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái phép. (Đài PT - TH Bình Thuận 31/1)đầu trang

Khánh Hòa: Nguy cơ cạn kiệt lan rừng

Thời gian gần đây, tại TP. Nha Trang xuất hiện một số “shop hoa” chuyên bán các loại lan rừng tại vỉa hè đường Thái Nguyên.

Hoa lan được bán theo kiểu cân ký, tùy loại lan mà có giá từ vài chục ngàn đồng/ký đến vài trăm ngàn đồng một cụm lan. Vì lạ và rẻ nên người dân mua với số lượng lớn, mỗi ngày các “shop hoa” này tiêu thụ khoảng 10kg lan rừng, lan để chậu.

Ông Nguyễn Đình Huấn - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP. Nha Trang cho biết: Những loại lan bán dọc đường đa số đều là lan nội địa, được khai thác ở các cánh rừng ở thị xã Ninh Hòa, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn… Trong số đó có một số lan quý Ngọc Điểm (Đai Châu), Dendro… đang bị săn lùng. Hiện nay, lan rừng bị khai thác quá mức, có nguy cơ cạn kiệt.

Theo ông Lê Phương, phụ trách Hạt Kiểm lâm Hòn Bà, thời gian qua xuất hiện một số thông tin cho rằng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà có một số loài lan quý và đang bị săn tìm. Tuy vậy, Kiểm lâm Hòn Bà cũng đang tăng cường tuần tra, ra soát nhằm ngăn chặn tình trạng này. (Báo Khánh Hòa 29/1)đầu trang

Hà Tĩnh: Xét xử vụ lâm tặc đưa hối lộ

30/1, TAND tỉnh đã xử sơ thẩm 15 bị cáo (7 bị cáo nguyên là cán bộ bảo vệ rừng và kiểm lâm) trong vụ khai thác trái phép rừng thuộc địa bàn xã Sơn Hồng (Hương Sơn) về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng, tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.

Trong đó, bị cáo Phạm Anh Tuấn (nguyên trưởng Ban Quản lý bảo vệ xây dựng rừng Hồng Lĩnh) bị truy tố về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng và tội nhận hối lộ, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bùi Văn Thảo (nguyên phó trưởng Ban Quản lý bảo vệ xây dựng rừng Hồng Lĩnh) về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng.

Bị cáo Phạm Nhật Tân (nguyên trạm trưởng Trạm Bảo vệ rừng Ke Lét, thuộc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn) phạm tội vi phạm các quy định về quản lý rừng và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nguyễn Duy

7

Page 8: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

Tý (nguyên cán bộ Công ty Hương Sơn) phạm tội vi phạm các quy định về quản lý rừng.

Trần Văn Khoa (nguyên trưởng Trạm Kiểm lâm địa bàn Sơn Lĩnh), Phạm Văn Cẩn (công chức kiểm lâm), Lê Quý Ly (công chức kiểm lâm) bị truy tố cùng về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Hữu Huân (cùng làm nghề buôn bán) phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và tội đưa hối lộ...

Theo cáo trạng, từ tháng 6-2010 đến 6-2011, khu rừng do Ban Quản lý bảo vệ xây dựng rừng Hồng Lĩnh (thuộc Công ty Lâm nghiệp Hương Sơn) quản lý và bảo vệ bị khai thác trái phép gây thiệt hại hơn 700 m3. Trong đó, Phạm Anh Tuấn đã nhận hối lộ của Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Hữu Huân 24 triệu đồng rồi để cho Bình và Huân tổ chức đưa lâm tặc vào rừng khai thác và vận chuyển trái phép.

Bùi Văn Thảo và Phạm Nhật Tân không làm tròn trách nhiệm được giao để cho Bình và Huân tổ chức khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Nguyễn Duy Tý là nhân viên gác chắn trực tiếp mở sào cho Bình và Huân chuyển trái phép 35 m3 gỗ. Trần Văn Khoa (trạm trưởng trạm kiểm lâm), Phạm Văn Cẩn, Lê Quý Ly (kiểm lâm địa bàn) đã không làm tròn trách nhiệm của mình để xảy ra khai thác trái phép rừng gây hậu quả nghiêm trọng.

Hôm nay (31/1), phiên tòa tiếp tục phiên xử và tuyên án. (Pháp Luật TPHCM 31/1; VOV 30/1; Nông Thôn Ngày Nay 31/1; Tuổi Trẻ 31/1; Sài Gòn Giải Phóng 31/1) đầu trang

Cá sấu xiêm ở trong nhà kính

Sau gần bốn tháng, việc làm tiêu bản con cá sấu xiêm (cá sấu nước ngọt) đã hoàn thành, mẫu tiêu bản này được đưa về trưng bày trong nhà kính tại bảo tàng Viện Sinh thái học miền Nam (thuộc Bảo tàng Thiên nhiên VN).

Như đã thông tin, đây chính là con cá sấu xiêm bị giết chết tại bàu Hà Lâm, thuộc xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên vào ngày 30-9-2012. Theo TS Vũ Ngọc Long - viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, đây là con cá sấu xiêm cuối cùng của thiên nhiên VN.

Theo tài liệu của các nhà khoa học thống kê, quần thể cá sấu xiêm hiện nay chỉ còn khoảng 100 con. Chúng đang sinh sống tại Thái Lan, Campuchia, Lào... và cũng từng được phát hiện tại VN. (Tuổi Trẻ 30/1)đầu trang

Sơn Tây, Hà Nội: Gà Mía “dài cổ” đợi... bảo tồn

Gà Mía là giống gà nằm trong danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn theo Quyết định số 88/2005 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT...

8

Page 9: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

Chấp nhận phá bỏ cả một cơ ngơi nuôi, bảo tồn gà Mía rộng hơn 2ha để xây dựng Văn Miếu của thị xã Sơn Tây, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội (HADICO) được hứa cấp lại cho một diện tích khác để triển khai dự án. Tuy nhiên, sau 3 năm, đất mới vẫn chưa thấy đâu...

Ngoài một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại xã Đường Lâm, Trạm phát triển chăn nuôi Sơn Tây, Hà Tây (cũ), nay thuộc Công ty HADICO là nơi bảo tồn hàng chục ngàn con gà Mía bố mẹ và ấp nở hàng trăm ngàn con gà Mía mỗi năm cung cấp cho khu vực Sơn Tây và các tỉnh phía Bắc. Đây là cơ sở chăn nuôi gà do Bulgari giúp đỡ xây dựng từ năm 1973 trên khuôn viên rộng 2,06ha, gồm một nhà 7 tầng dùng để bảo quản, ấp trứng, các dãy nhà ngang dùng làm chuồng nuôi gà trưởng thành.

Năm 2010, UBND TP. Hà Nội có quyết định thu hồi toàn bộ phần diện tích đất của trạm để xây dựng công trình phục hồi và phát huy giá trị di tích Văn Miếu Sơn Tây. Trước yêu cầu này, HADICO chấp nhận nhường hơn 2ha cùng với khu nhà 7 tầng... Khi di dời, trạm của HADICO được hứa là sẽ cho di dời vào khu đồi Búi Sơn, xã Kim Sơn.

Sau khi phía HADICO bàn giao mặt bằng cho thị xã Sơn Tây xây dựng Văn Miếu, ngày 30.3.2010, UBND thị xã Sơn Tây ban hành Công văn số 275/UBND-BĐT cam kết giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch cho HADICO để tiến hành di dời cơ sở của Trạm Phát triển chăn nuôi Sơn Tây.

Tuy nhiên, cho đến nay, cam kết này chưa được thực hiện. Hiện nay, Trạm Phát triển chăn nuôi Sơn Tây đang hoạt động ở khu nhà tạm chỉ vẻn vẹn 200m2 bên vệ Quốc lộ 32, không đủ điều kiện để nuôi dưỡng, bảo tồn giống gà quý này.

Nguyên nhân chính của sự chậm trễ là do những vướng mắc về thủ tục, trình tự thực hiện ở địa phương. Ôngng Triệu Bá Phượng – Phó Bí thư Đảng ủy xã Kim Sơn cho biết: Theo quy định, dự án này phải được họp dân lấy ý kiến, HĐND xã ra nghị quyết sau đó mới triển khai. Nhưng UBND thị xã lại có quyết định về việc giao đất trước khi thực hiện các bước trên. Chính vì vậy, việc giao đất vẫn chưa thể triển khai.

Ông Nguyễn Quang Sơn - Bí thư Thị ủy Sơn Tây lại cho rằng, sai sót về quy trình như trên là do xã Kim Sơn. “Khi gửi tờ trình lên UBND thị xã, đáng ra Chủ tịch UBND xã Kim Sơn phải tiến hành lấy ý kiến HĐND xã, nhưng lãnh đạo UBND xã lại không làm như vậy”.

Theo ông Sơn, một vướng mắc khác là người dân lo ngại dự án ảnh hưởng đến môi trường. Đến nay, HADICO đã lập phương án, cam kết đảm bảo an toàn cho môi trường. Theo đánh giá của ông Sơn, các phương án đưa ra đã đảm bảo yêu cầu và chính quyền sẽ thực hiện lại các bước vận động, thuyết phục người dân. Tuy nhiên, ông Sơn cũng hứa, trách nhiệm giải phóng mặt bằng cho dự án là của thị xã Sơn Tây và sẽ cố gắng thực hiện sớm.

9

Page 10: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

Chính quyền thị xã Sơn Tây chỉ hứa như vậy, chứ không có một mốc thời gian cụ thể. Và như vậy, không chỉ phía HADICO mà chính những con gà Mía quý giá cũng đang “dài cổ” chờ dự án, trạm trại bảo tồn dành cho mình được thực hiện, để tránh nguy cơ mai một, thất truyền... (Nông Thôn Ngày Nay 31/1)đầu tranga

TPHCM: Khen thưởng 3 đơn vị ngăn chặn nhiều vụ vận chuyển ĐVHD

30/1, Chi cục Kiểm lâm TPHCM tổ chức khen thưởng các tập thể, cá nhân Đội Cảnh sát giao thông Rạch Chiếc, Đội quản lý thị trường và Trạm kiểm dịch động vật Q.Thủ Đức do thành tích ngăn chặn nhiều vụ vận chuyển động vật hoang dã trái quy định.

Tại buổi lễ, thượng tá Nguyễn Hoàng Diệp - Phó phòng Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt CATP - khẳng định, trong thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phòng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị hữu quan, thường xuyên thông báo, trao đổi thông tin để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn thành phố. (Công an TPHCM 31/1)đầu trang

Lạc Dương, Lâm Đồng: Trên 2.5000 hộ nhận khoán bảo vệ rừng

Theo UBND huyện Lạc Dương, đến nay, có hơn 72% số hộ (gần 2.555 hộ) là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện đã được Nhà nước thông qua các chủ rừng giao khoán bảo vệ hơn 80.610 ha rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

Bình quân mỗi hộ đuợc nhận khoán quản lý bảo vệ hơn 30 ha rừng, với kinh phí 8 triệu đồng/hộ/năm. (Nông Thôn Ngày Nay 31/1) đầu trang

Hà Nội: Công nhận thêm 4 cây là “Cây di sản Việt Nam”

Cụm 4 cây đa lông, sanh, bồ kết và nhãn rừng tại đình, đền, chùa thôn Thanh Trí, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa chính thức được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao tặng Bằng công nhận “Cây di sản Việt Nam”.

Trong đó, cây đa lông có tuổi đời khoảng 500 năm, gồm 1 thân chính và 4 thân phụ; thân chính cao 25m, chu vi 4,8m, đường kính 1,7m. Cây sanh và bồ kết có tuổi đời khoảng 300 năm; chu vi cây sanh 1,5m, chu vi cây bồ kết 2,6m. Cây nhãn rừng có tuổi đời khoảng trên 200 năm, đường kính 1,2m, cao 18m. Hiện cây đa lông, sanh và nhãn rừng đang sinh trưởng, phát triển tốt còn cây bồ kết đã bị rỗng ruột.

Ngay sau khi được công nhận, cây đa lông trong cụm 4 cây nói trên sẽ được địa phương xây hai cột bê tông cốt thép chống đỡ vì đã bị nghiêng và mất ngọn do cơn lốc xoáy quật gãy hồi cuối tháng 12-2012.

Bên cạnh đó thôn Thanh Trí cũng sẽ phát động toàn bộ nhân dân cùng chung tay bảo vệ những cây di sản này. Cho đến nay, trên cả nước đã có khoảng 400 cây thuộc 20 loài được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”. (An Ninh Thủ Đô 31/1)đầu trang

10

Page 11: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

Bạch Thông, Bắc Kạn: Tăng cường bảo vệ rừng

Lợi dụng thời điểm gần Tết Nguyên đán, tình trạng buôn bán, khai thác lâm sản trái phép ở một số địa bàn trọng điểm tại huyện Bạch Thông có diễn biến phức tạp, đặc biệt là các vùng giáp ranh với các huyện khác. Trước thực trạng này, huyện Bạch Thông đã và đang đề ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương.

UBND huyện Bạch Thông đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản, lâm sản trái phép trên địa bàn.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền và người dân trong công tác quản lý và bảo vệ rừng, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn. Đồng thời phát huy vai trò của 17 Ban quản lý và bảo vệ rừng các xã, thị trấn và thành lập các đoàn công tác liên ngành kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng.

Song song với đó, lực lượng kiểm lâm trên địa bàn cũng tăng cường bám sát địa bàn để kiểm tra việc khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất kinh doanh gỗ và lâm sản; Đội ngũ cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn được tăng cường lực lượng cho các xã có điểm nóng về vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, kiên quyết xử lý nghiêm minh theo pháp luật những trường hợp vi phạm. (Thanh Tra 31/1)đầu trang

Lâm Đồng: Báo hoa mai lại xuất hiện gần nhà dân

30.1, ông Vũ Xuân Hải, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) cho biết, trong lúc tuần tra rừng tại khu vực xã Đạ Oai vào ngày 29.1, lực lượng kiểm lâm phát hiện nhiều dấu chân của báo hoa mai trên tuyến đường liên thôn.

Những dấu chân này xuất hiện gần khu vực có dân cư sinh sống, kích thước tương tự dấu chân phát hiện cuối năm 2012 cũng tại khu vực này.

Như đã phản ánh, cuối năm 2012, người dân xã Đạ Oai phát hiện dấu chân và nhìn thấy 3 con báo hoa mai (2 lớn, 1 nhỏ).

Hạt Kiểm lâm Đạ Huoai đã thông báo để người dân biết nhằm xua đuổi, đề phòng báo tấn công, đồng thời tăng cường lực lượng tuần tra nhằm ngăn chặn hành vi săn bắt thú.

Báo hoa mai là động vật hoang dã quý hiếm, nghiêm cấm săn bắt, cần được bảo vệ. (Thanh Niên 31/1; Tiền Phong 31/1)đầu trang

11

Page 12: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

Quảng Nam: Mỗi dự án thủy điện “ngốn” hơn 1.560 ha đất rừng

Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, chính sách dự án (DA) địa bàn miền núi của UBND tỉnh Quảng Nam ngày 30.1 nhận định một diện tích đất quá lớn đã phải thu hồi để triển khai các DA thủy điện.

Cụ thể, từ năm 2000 đến nay, 34.447 ha bị thu hồi để làm thủy điện. Hiện tại, có tổng cộng 44 DA được phê duyệt sau khi rà soát điều chỉnh quy hoạch trên địa bàn Quảng Nam, nhưng mới có 22 DA đã và đang triển khai. Như vậy, bình quân mỗi DA “ngốn” hơn 1.560 ha rừng.

Trong khi đó, người dân vùng ảnh hưởng lại đang thiếu đất sản xuất, nhà tái định cư kém chất lượng; một số nơi dân bỏ khu tái định cư tìm nơi sản xuất mới. Trong số 22 DA đã và đang triển khai, ít nhất 1.745 hộ dân phải di dời, tái định cư và hầu hết thuộc DA do Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch.

Ngoài ra, UBND tỉnh khẳng định vướng mắc tại các điểm tái định cư thủy điện Sông Tranh 2, thủy điện A Vương vẫn chưa giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. (Thanh Niên 31/1)đầu trang

Lâm Đồng: Dân tự nguyện giao nộp vượn đen má vàng

Ông Nguyễn Văn Diện, GĐ VQG Cát Tiên, cho biết: Giữa tháng 1.2013, VQG Cát Tiên đã tiến hành tiếp nhận một cá thể vượn đen má vàng do một người nông dân sống trong vùng tự nguyện mang đến giao nộp.

Cá thể vượn đen má vàng này được người dân nọ mua lại của một người khác với giá 8 triệu đồng vào thời điểm năm 2008. Thời gian gần đây, một số “đại gia” ở TP HCM đã “gạ” người nông dân nọ để mua lại con vượn với giá từ 30 triệu đồng, rồi sau đó tăng lên 50 triệu đồng. (Nông Thôn Ngày Nay 30/1)đầu trang

Quảng Nam: Chấn chỉnh tình trạng khai thác lâm - khoáng sản trái phép

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công điện yêu cầu lãnh đạo các đơn vị, ngành, địa phương phối hợp thực hiện quyết liệt các giải pháp truy quét, đẩy đuổi đối tượng khai thác khoáng sản, lâm sản trái phép, trong đó tập trung vào các địa bàn, khu vực trọng điểm.

Chủ tịch yêu cầu các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện việc này thường xuyên kết hợp với các đợt truy quét đột xuất; đồng thời, làm tốt công tác nắm tình hình cơ sở, phát động quần chúng nhân dân cùng tham gia. UBND tỉnh cũng đã thống nhất áp dụng biện xử lý pháp mạnh như tiêu hủy, phá bỏ các phương tiện hoạt động khai thác trái phép, lập biên bản và ghi hình để làm tư liệu giáo dục phòng ngừa, đấu tranh. UBND tỉnh cũng đã yêu cầu các địa phương chủ động bố trí ngân sách để kịp thời triển khai thực hiện.

12

Page 13: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

Theo nhận định của UBND tỉnh, tình trạng khai thác khoáng sản, lâm sản trái phép đang tái diễn phức tạp nhưng chưa được kiểm tra, xử lý triệt để. Đặc biệt, lợi dụng thời gian trước, trong và sau tết, khả năng nhiều điểm khai thác trái phép sẽ hoạt động mạnh. (Báo Quảng Nam 30/1; Tài Nguyên&Môi Trường 30/1)đầu trang

SƯ DUNG RỪNG

Lâm Đồng: Nhận rừng để hại rừng

Tiếp tục thu hồi các dự án không hiệu quả liên quan đến đất lâm nghiệp là khẳng định của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.

Bằng chứng là mới đây nhất, 2 dự án đầu tư liên quan đến rừng tại huyện Bảo Lâm đã bị thu hồi vì chủ đầu tư không thực hiện đúng theo cam kết, còn để xảy ra nạn lấn chiếm đất rừng trên diện tích đã được giao.

Hai chủ đầu tư bị thu hồi dự án nêu trên là Cty Đầu tư Xây dựng dịch vụ thương mại Toàn Hưng và Cty TNHH Vĩnh Tiến. Trước đó, nếu không kể hàng trăm dự án liên quan đến rừng bị thu hồi kể từ giữa năm 2012 trở về trước thì chỉ trong vòng nửa năm 2012 trở lại đây, trên địa bàn Lâm Đồng cũng đã có hàng loạt dự án liên quan đến rừng khác bị thu hồi như các dự án của Cty Kim Thành Phát (trên địa bàn huyện Lạc Dương), Cty Kim Hưng (Bảo Lâm), Cty Võ Hà Lê (Lạc Dương), Cty Chìa Khóa Vàng (Lạc Dương), Cty Kim Việt (Di Linh)…

Đội lốt nhà đầu tư để phá rừng là một thực trạng cần được nhìn nhận một cách thẳng thắn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong những năm gần đây. Một trong những ví dụ khá thuyết phục đó là trên địa bàn “hẹp” ở xã Blá, huyện Bảo Lâm: Chỉ trên địa bàn một xã vùng sâu này nhưng có đến 5 dự án đầu tư liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp. Và, điều đáng nói, hầu hết các dự án liên quan đến rừng này đều bộc lộ những yếu kém trong công tác quản lý bảo vệ rừng; thậm chí, còn để xảy ra tình trạng rừng bị lấn chiếm, tàn phá.

Theo kết luận của Sở NN-PTNT Lâm Đồng qua kiểm tra rừng tại xã Blá thì hầu hết diện tích rừng đã giao hoặc cho các DN nói trên thuê đều bị tác động xấu. Cụ thể, 5 nhà đầu tư nói trên đã được cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cho thuê gần 1.000 ha rừng tại xã Blá để quản lý bảo vệ và SX kinh doanh.

Trong 5 dự án này, chỉ trong một thời gian ngắn sau khi được thuê rừng, Cty TNHH Phát Lâm đã để 4,45 ha rừng bị tàn phá với tổng trữ lượng gỗ bị thiệt hại là 371 m3. Tương tự, Cty TNHH La Ba để rừng bị phá gần 10 ha với tổng trữ lượng gỗ bị thiệt hại là 775 m3 và diện tích bị lấn chiếm là 2,33 ha; Cty TNHH Kim Hưng có 1,1 ha rừng bị phá với lượng lâm sản thiệt hại là 102 m3.

13

Page 14: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

Ở Lâm Đồng, trước thực trạng các chủ đầu tư nhận rừng nhưng thiếu tác động tích cực đến rừng, không ít người nghĩ rằng hầu hết các “ông chủ mới” của rừng chỉ nhận rừng là để… cho vui, và để sử dụng vào mục đích khác!

Có thể kể ra đây hàng loạt “dự án lâm nghiệp” thuộc dạng nói trên. Ví như tại huyện Di Linh, trong tổng số 13 dự án liên quan đến rừng, ngoài 3 dự án đã bị thu hồi giấy phép và đang bị đề nghị thu hồi giấy phép, hầu hết các dự án còn lại đều được triển khai với tốc độ “rùa bò” và “thấp thoáng” sự đối phó.

Tại một huyện khác, một trong những dự án hiện đang được chú ý là dự án nhận rừng để trồng cỏ nuôi bò của một Cty: Sau vài năm nhận đất rừng, đến nay, đàn bò của đơn vị này hầu như không còn. Tuy nhiên, thay vào đó, đơn vị lại được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản và hầu như hoạt động chính của đơn vị là thăm dò khoáng sản (trong thực tế là khai thác) chứ hầu như không liên quan gì đến việc làm giàu rừng và chăn nuôi bò. Đồng! (Nông Nghiệp Việt Nam 30/1)đầu trang

Nâng cấp sàn giao dịch chuyên ngành đồ gỗ Bình Định

Trung tâm xúc tiến thương mại Bình Định (Sở Công Thương) vừa hoàn thiện việc nâng cấp sàn giao dịch thương mại chuyên ngành đồ gỗ Bình Định (www.binhdinhwood.com).

Theo đó, giao diện được nâng cấp sinh động và bắt mắt hơn, tích hợp thêm các công cụ tìm kiếm; cấu trúc website được tối ưu nhằm giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm. Ngoài ra, trang web còn tích hợp nhiều tính năng hiển thị những sản phẩm mới, sản phẩm tiêu biểu, tìm kiếm sản phẩm theo nhiều tiêu chí; tích hợp công cụ thanh toán trực tuyến với nhiều hình thức.

Trong thời gian tới, Trung tâm xúc tiến thương mại Bình Định sẽ tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền và cập nhật phiên bản tiếng Anh để mở rộng phát triển sàn giao dịch, giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh sản phẩm và kinh doanh trực tuyến. (Báo Bình Định 31/1)đầu trang

Tổng Công ty Giấy Việt Nam phát triển thị trường mới

Trước hàng loạt những khó khăn về thị trường tiêu thụ, chính sách tín dụng bị thắt chặt, nguồn lực đầu tư cho dự án mới thiếu thốn, năng suất lao động thấp, TCty Giấy VN đã đề ra hàng loạt các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch trong 2013.

Trong đó, Tổng Công ty sẽ tập trung phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước; áp dụng cải tiến kỹ thuật giảm tiêu hao, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Đồng thời đẩy nhanh tiến độ các dự án như: Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm, đầu tư hoàn thiện dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản

14

Page 15: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

phẩm; từng bước tháo gỡ khó khăn đưa nhà Nhà máy bột giấy Phương Nam sớm đi vào hoạt động; tiếp tục nghiên cứu dự án nhà máy chế biến gỗ, sản xuất giấy bao bì công nghiệp chất lượng cao tại Bãi Bằng đảm bảo kế hoạch tăng trưởng cho giai đoạn tới. Tổng Công ty mở rộng quan hệ với các tổ chức ngân hàng trong và ngoài nước để khơi thông nguồn vốn vay đầu tư cho các dự án…

Năm 2013, Tổng Công ty Giấy Việt Nam phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.349 tỷ đồng, bằng 103,9% so với năm trước; doanh thu 3.497 tỷ đồng, bằng 106%. Sản phẩm giấy các loại đạt 110.500 tấn, xuất khẩu 400.000 tấn dăm mảnh, lợi nhuận đạt 53,2 tỷ đồng, nộp ngân sách 129 tỷ đồng, trồng mới 2450 ha rừng, khai thác 210.000 tấn gỗ nguyên liệu.

Năm 2012 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế nên tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty gặp nhiều khó khăn: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.298 tỷ đồng, bằng 94,5% kế hoạch; doanh thu đạt 3.299 tỷ đồng, bằng 91% kế hoạch; lợi nhuận đạt 45 tỷ đồng, bằng 53,9% kế hoạch; nộp ngân sách chỉ bằng 58,9% kế hoạch. Do tiêu thụ giấy gặp nhiều khó khăn nên lượng hàng tồn kho lớn, hiện còn tồn trên 10.790 tấn giấy các loại. (Tin Tức 30/1)đầu trang

Cà Mau: Vươn lên nhờ đất rừng

Những năm qua, bằng sự cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, không ít hộ dân sống trên lâm phần rừng tràm đã có cuộc sống ổn định. Đất rừng U Minh thật sự giúp cho người dân an tâm gắn bó với rừng.

Ông Huỳnh Văn Tân năm nay đã 62 tuổi, rời quê hương Ninh Quới, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu cùng gia đình đến Phân trường U Minh 2, thuộc ấp 11, xã Khánh Thuận lập nghiệp vào năm 2005.

Do không phải là hộ thuộc diện được giao đất giao rừng, những năm đầu đến đây tạm trú, ông chỉ thuê tuyến bờ bao của phân trường để trồng rau màu. Chịu khó tìm kiếm những loại rau màu phù hợp với đất cũng như có giá trị kinh tế, từng bước ông không chỉ nuôi sống cả gia đình mà còn tích luỹ được nguồn vốn qua từng mùa vụ.

Lợi thế của việc trồng màu trên các tuyến bờ bao lâm phần rừng tràm là bảo đảm nguồn nước tưới tiêu. Chỉ tính riêng nguồn thu nhập từ trồng màu, gia đình ông mỗi năm còn lãi khoảng 40 triệu đồng. (Báo Cà Mau 29/1)đầu trang

HƠP TÁC QUÔC TÊ

APEC tăng quản lý rừng thúc đẩy phát triển bền vững

Quan chức cấp cao 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Nhóm chuyên gia về khai thác gỗ bất hợp pháp và buôn bán gỗ (EGILAT) của APEC đã nhóm họp trong hai ngày 29-30/1 tại Jakarta.

15

Page 16: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

Cuộc họp tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đến quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý rừng nhằm húc đẩy phát triển bền vững trong khu vực.

Cuộc họp của EGILAT, được tiến hành trong khuôn khổ Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) APEC lần thứ nhất do nước chủ nhà Indonesia tổ chức từ ngày 25/1 đến 7/2 để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra vào tháng 10 năm nay tại Bali, cũng tập trung trao đổi về việc xây dựng kế hoạch chiến lược hợp tác trong lĩnh vực quản lý rừng giữa các nền kinh tế thành viên APEC cũng như một số vấn đề liên quan như phát triển năng lực cho các dự án quản lý rừng, chính sách, quy định, thực thi pháp luật và bảo vệ thương mại lâm nghiệp.

Chủ trì cuộc họp của EGILAT, Indonesia đã kêu gọi các nền kinh tế thành viên đẩy mạnh cam kết của họ đối với việc bảo vệ môi trường bao gồm cả việc bảo vệ các hệ sinh thái rừng và biển để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững do APEC chiếm tới 55% diện tích rừng của toàn thế giới.

EGILAT cũng đã khẳng định tầm quan trọng của quản lý và bảo vệ các hệ sinh thái rừng và biển đối với việc phát triển một nền kinh tế xanh, bền vững của APEC, bởi theo Tổ chức Lương Nông của Liên hợp quốc (FAO), APEC hiện sản xuất khoảng 60% các sản phẩm lâm nghiệp trên thế giới và chiếm 80% thương mại lâm nghiệp toàn cầu. (VietnamPlus 31/1) đầu trang

TIN KHÁC

Thách thức trong phát triển “kinh tế xanh”

Việt Nam đang hướng đến mục tiêu sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Tuy nhiên, thời gian qua, vì quá đề cao vấn đề lợi ích trước mắt, nhiều địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến yếu tố phát triển bền vững.

Trong đó, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng; thiên tai, bão lũ thường xuyên xảy ra đã tác động tiêu cực đến môi trường sống; tình trạng tàn phá rừng, săn bắt động vật hoang dã gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng… Đứng trước những thách thức đó, Đảng và Nhà nước ta đang từng bước triển khai xây dựng nền “kinh tế xanh”, hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước.

Trên thực tế, “kinh tế xanh” vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ không chỉ ở VN mà đối với nhiều nước đang phát triển. Theo Quỹ Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), “kinh tế xanh” là một mô hình kinh tế giúp nâng cao đời sống con người, cải thiện công bằng xã hội, giảm thiểu những rủi ro của môi trường và cân bằng hệ sinh thái...

Chính phủ đang quyết tâm thực hiện mục tiêu tái cơ cấu kinh tế trong phát triển bền vững. Đây chính là giải pháp cần thiết nhằm chuyển đổi nền “kinh tế nâu” (chú trọng phát triển nóng) sang mô hình “kinh tế xanh”, trong đó chú trọng phát triển những lĩnh

16

Page 17: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

vực đem lại hiệu quả lâu dài như: Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ môi trường, đầu tư phát triển ngành nông nghiệp hữu cơ, du lịch sinh thái, công nghiệp tái chế, năng lượng sinh học, tái sinh rừng tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng...

Trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011-2020, Đại hội XI của Đảng cũng nêu rõ: “Phát triển kinh tế phải luôn coi trọng bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Như vậy, việc lựa chọn “kinh tế xanh” là phương án tối ưu cho sự phát triển bền vững, xóa đói, giảm nghèo ở nước ta.

Mới đây, trong buổi tọa đàm “Kinh tế xanh từ những góc nhìn” được tổ chức tại Hà Nội, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã thẳng thắn cho rằng, nền kinh tế hiện tại của nước ta còn nhiều bất cập, nhất là việc lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên, rừng bị phá hủy một cách trầm trọng dẫn đến thiên tai thường xuyên xảy ra, nguồn nhân lực sử dụng không đúng mục đích…

“Chúng ta chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt của thế hệ mình mà không tính được các thế hệ sau sẽ phải gánh chịu hậu quả. Công trình thủy điện Sông Tranh 2 là một minh chứng điển hình nhất. Bây giờ, nếu ta bỏ đi thì quá lãng phí tiền của Nhà nước, còn nếu tiếp tục sử dụng thì người dân sẽ liên tiếp phải đối mặt với những trận động đất cũng như nguy cơ lũ lụt” - bà Phạm Chi Lan bày tỏ.

Vẫn theo bà Phạm Chi Lan, việc chuyển đổi sang mô hình “kinh tế xanh” là hoàn toàn phù hợp với điều kiện của nước ta, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa phát triển bền vững hơn. Trong đó, cần ưu tiên nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại xanh, du lịch xanh, thực phẩm xanh…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, để phát triển theo hướng bền vững, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức như: Hệ thống chính sách chưa đồng bộ; thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhận thức của người dân về “kinh tế xanh” còn hạn chế, nhiều nơi vẫn chạy theo thành tích và đề cao yếu tố “tăng trưởng nóng”…

vậy, Chính phủ và các ngành chức năng cần sớm nghiên cứu hình thành môi trường pháp lý, có cơ chế chính sách phù hợp để Việt Nam phát triển đúng theo mô hình “kinh tế xanh”. (Quân Đội Nhân Dân 31/1)đầu trang

Malaysia: Phát hiện 10 xác voi lùn Borneo

Malaysia vừa phát hiện 10 xác voi lùn Borneo, nằm gần nhau trong khu rừng quốc gia Gunung Rara.

Bộ Môi trường Malaysia cho biết 10 con voi này chết do bị đầu độc, nhưng không rõ vô tình hay cố ý.

17

Page 18: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

Tổ chức Động vật hoang dã (WWF) cũng loại trừ khả năng những con voi này - đã chết cách đây 3 tuần - bị giết để lấy ngà.

Trước đó, một cán bộ đã giải cứu một chú voi con 3 tháng tuổi đang cố gắng lay voi mẹ đã chết.

Voi lùn Borneo là một chi của voi châu Á, chỉ sống tại rừng Borneo, có đuôi dài, tai to và khuôn mặt "baby". Theo WWF, hiện nay voi lùn Borneo là loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao, chỉ còn 1.500 con. (Tuổi Trẻ 31/1; Vnexpress 31/1)đầu trang

Tê giác trắng Nam Phi : Những cuộc đi săn đe dọa tương lai

Trên thế giới có 5 phân loài tê giác nhưng phân loài được buôn bán với mục đích phi thương mại chủ yếu trên thế giới là tê giác trắng Ceratotherim simum (bao gồm các quần thể ở Nam Phi và Swaziland).

Thế nhưng, sự suy giảm đột ngột quần thể tê giác ở Nam Phi cùng với nhu cầu sừng tê tăng lên như nước triều dâng ở các nước châu Á đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh mà chỉ những lệnh cấm ở cấp độ quốc gia mới có thể chặn đà đi lên – hạ xuống của hai thái cực trên.

Từ cá thể của một quần thể còn sót lại vào năm 1895 (20-50 cá thể), Nam Phi hiện đang bảo tồn 18.800 con tê giác trắng, tương đương với gần 95% tổng số quần thể tê giác trắng tại châu Phi (phần còn lại tồn tại ở Swaziland). Các số liệu thống kê cho thấy có tới 25% quần thể tê giác trắng ở Nam Phi thuộc sở hữu tư nhân, những người đóng góp phần lớn vào việc phát triển quần thể tê giác trắng.

Bộ môn thể thao săn bắn tê giác trắng quay trở lại Nam Phi vào năm 1968, thời điểm mà chỉ còn 1.800 con tê giác cư ngụ trên khắp quốc gia này. Trải qua bốn thập kỷ sau đó, số lượng tê giác trắng tại Nam Phi đã tăng mạnh và thay vì kìm hãm sự phát triển của quần thể tê giác, hoạt động săn bắn nhằm mục đích giành chiến lợi phẩm hiện được coi là một động lực tích cực đóng góp cho công tác quản lý đa dạng sinh học, mở rộng địa bàn, tạo nguồn thu cho các cơ quan bảo tồn và là động lực thúc đẩy bảo tồn động vật hoang dã đối với phần lớn những người có liên quan.

Nền công nghiệp săn bắn và các dịch vụ ăn theo sử dụng trực tiếp khoảng 70.000 nhân công, chủ yếu từ vùng nông thôn. Có khoảng 500 người làm việc trong các trang trại săn bắn và khoảng 3.000 thợ săn chuyên nghiệp, những người này được hỗ trợ bởi hàng trăm chuyên gia về động vật hoang dã, bao gồm các chuyên gia về bắt động vật, chuyên gia về di chuyển địa điểm, các bác sĩ thú y và những người làm thú nhồi.

Tê giác trắng đóng vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp săn bắn này. Từ năm 2008 đến năm 2011, việc bán tê giác trắng đã thu về khoảng 35,5 triệu USD cho các tổ chức

18

Page 19: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

kinh doanh động vật hoang dã chính, được đại diện bởi hai cơ quan chức năng về động vật hoang dã và một công ty bán đấu giá tư nhân. Kết hợp với du lịch, nền công nghiệp động vật hoang dã của Nam Phi rất phát triển và tạo ra một hệ thống doanh nghiệp năng động và đạt hiệu quả kinh tế cao, cạnh tranh đáng kể với nông nghiệp và các hình thức sử dụng đất khác.

Sau khi được phép hoạt động trở lại vào năm 1968, thị trường săn bắn của Nam Phi do các các thợ săn truyền thống đến từ Bắc Mỹ và châu Âu, những lục địa có truyền thống lâu đời về môn thể thao này nắm giữ. Trong khoảng 35 năm, việc săn bắn tê giác diễn ra mà không có bất kỳ dấu hiệu nào của việc bị lạm dụng.

Tuy nhiên, kể từ năm 2003, có một sự gia tăng đáng kể những thợ săn đến từ lục địa không có truyền thống với môn thể thao này, những người đã cố ý lợi dụng những lỗ hổng trong luật pháp của Nam Phi để tiến hành săn bắn trên danh nghĩa là nhằm mục đích làm chiến lợi phẩm nhưng thực chất là để cung cấp cho hoạt động trao đổi buôn bán sừng tê giác mới được phục hồi tại châu Á.

Chính phủ Nam Phi đã thực hiện hàng loạt các biện pháp áp đặt những quy định chặt chẽ hơn đối với việc săn bắn tê giác trắng như mỗi người chỉ được săn bắn một con trong 12 tháng, người của chính phủ phải có mặt để chứng kiến các buổi đi săn, sừng tê giác không được phép xuất khẩu như là một phần hành lý cá nhân của các thợ săn, hệ thống luật pháp của nước những người thợ săn cũng phải đầy đủ các quy định để bảo đảm những chiến lợi phẩm đó giữ nguyên được tính "cá nhân phi thương mại", mỗi sừng tê giác chiến lợi phẩm sẽ được gắn micro-chip và lấy mẫu ADN để đưa vào Hệ thống chỉ số ADN tê giác tại Phòng thí nghiệm Di truyền học Thú y tại Pretoria.

Việc kiểm soát đối với những người làm thú nhồi cũng được tăng cường. Kể từ năm 2011, tất cả hoạt động xuất khẩu tê giác sống ra các địa điểm bên ngoài khu vực cư trú tự nhiên của chúng bị hạn chế trong phạm vi các nước thành viên của Hiệp hội Thế giới các Vườn thú và bể nuôi thủy sinh.

Tuy nhiên, sừng tê giác được cung cấp bởi các nghiệp đoàn tội phạm có tổ chức tại Nam Phi dưới nhiều hình thức. Các chủ nuôi và người quản lý tê giác liên tục thu được sừng tê giác từ những cá thể đã chết trong tự nhiên hoặc do các nguyên nhân liên quan đến quản lý hoặc từ các vụ săn bắn trộm hoặc từ các vụ bị bắt giữ.

Một nguồn cung cấp chính sừng tê giác cho hoạt động buôn bán bất hợp pháp là từ việc săn bắn nhằm mục đích giành chiến lợi phẩm bắt nguồn từ các cuộc "săn bắn giả" tê giác trắng của những thợ săn phi truyền thống. Và hiện tượng này bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ năm 2006 trở đi trong đó có sự xuất hiện của những công dân đến từ châu Á.

Thoạt chừng nghe rất khôi hài nhưng đây chính là những người đã xin được giấy phép săn bắn tê giác trắng, có tham gia vào hoạt động săn bắn nhưng có bắn hạ được tê giác

19

Page 20: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

hay không lại là một dấu hỏi lớn. Theo điều tra của tổ chức TRAFFIC thì thậm chí các công nhân tình dục Thái Lan ngay từ năm 2006 cũng đã được thuê đóng giả thợ săn sang Nam Phi để săn tê giác trắng. “Liễu yếu tay mềm”, việc cầm chắc khẩu súng săn trong tay đã khó nói gì đến bắn trúng mục tiêu để lấy chiến lợi phẩm.

Thông thường, tê giác bị bắn chết bằng súng, thường là súng trường AK47. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, có dấu hiệu cho thấy tê giác hoặc bị giết bằng một phát đạn duy nhất từ một loại vũ khí cỡ nòng to chuyên được những chuyên gia trong ngành công nghiệp động vật hoang dã sử dụng, hoặc trường hợp ít gặp hơn, bị bắn thuốc gây mê và lấy mất sừng.

Thậm chí, trong một số cuộc đi săn, những người tổ chức còn sử dụng cả máy bay trực thăng nhằm tìm và săn tê giác dễ dàng hơn cho dù phần lớn những chủ sở hữu tê giác tư nhân và các nhà hoạt động trong ngành công nghiệp động vật hoang dã vẫn luôn cam kết bảo vệ tê giác và ủng hộ việc bảo tồn loài vật này.

Trớ trêu đồng hành chính là nạn săn bắn trộm một cách tàn bạo tê giác sống. Trong vòng 16 năm, từ 1990 đến 2005, thiệt hại trung bình do săn bắn trộm tê giác ở Nam Phi là 14 con mỗi năm. Năm 2008, con số này tăng lên thành 83 con và đến năm 2010 đạt 333 con. Năm 2011, tổng số tê giác bị giết hại lập một kỷ lục mới với 448 con. Tính đến ngày 31-12-2012, đã có 668 con tê giác bị giết hại.

Cùng với Vườn quốc gia Kruger, ba tỉnh Limpopo, KwaZulu-Natal và North West (Tây Bắc) sở hữu gần 90% số tê giác ở Nam Phi, là những nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, chiếm hơn 75% các vụ săn bắn trộm xảy ra trong năm năm gần đây. Chắc chắn, những con số trên khiến người ta liên tưởng đến một tương lai không lấy gì làm sáng sủa cho quần thể tê giác trắng ở Nam Phi. (Nhân Dân 30/1)đầu trang

Mèo - sát thủ hàng loạt ở Mỹ

Thống kê của các nhà khoa học cho thấy loài mèo là thủ phạm gây nên cái chết của hàng tỉ con chim và động vật có vú khác tại Mỹ

Bản năng sát thủ của mèo nhà đã được nhiều tài liệu khoa học ghi nhận. Theo đó, mèo nhà là thủ phạm loại trừ 33 loài sinh vật tại nhiều đảo trên thế giới nhưng số liệu chưa được thống kê tại đất liền.

Các nhà khoa học tại Viện Bảo tồn Sinh học Smithsonian đã xem xét nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy loài mèo là mối đe dọa lớn nhất đối với động vật hoang dã tại Mỹ. Mỗi năm, loài mèo hạ sát từ 4 - 3,7 tỉ con chim; 6,9 - 20,7 tỉ động vật có vú như chuột, sóc và thỏ. Số lượng chim bị mèo sát hại cao gấp 4 lần so với ước tính trước đây.

Tuy nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng thủ phạm chủ yếu là mèo hoang nhưng chủ nuôi mèo nên chú ý hạn chế bớt mối đe dọa về sinh thái nói trên.

20

Page 21: VANGRONG NEWS MORE INFORMATION, MORE POWERtongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/... · Web viewMột trong những biện pháp nhằm bảo tồn những khu rừng

Mèo vô chủ giết động vật khác nhiều gấp 3 lần mèo nhà. Một chuyên gia đề nghị cách phòng ngừa đơn giản là đeo chuông trên cổ mèo. (Người Lao Động 30/1) đầu trang./.

21